Gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng được triển khai kịp thời, đúng và trúng đối tượng

(PLVN) - Qua 15 ngày triển khai gói 26 nghìn tỷ đồng cho thấy, việc ban hành 12 chính sách hỗ trợ trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23 là kịp thời, đúng và trúng về đối tượng; thông thoáng hồ sơ, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian.

Giải trình thêm một số nội dung liên quan đến hỗ trợ phòng chống dịch tại phiên thảo luận sáng 25/7, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên thời gian qua, các chính sách xã hội, an sinh xã hội được triển khai tương đối đồng bộ, có hiệu quả nên đời sống nhân dân, an sinh xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, trong những tháng đầu năm 2021, nhất là đợt dịch bệnh thứ 4 đang diễn biến phức tạp, tạo áp lực lớn đến nền kinh tế, đời sống xã hội. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, lên đến 2,52%; nhiều ngành nghề bị suy giảm nặng nề như du lịch, dịch vụ, vận tải...

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình tại phiên thảo luận hội trường sáng 25/7.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình tại phiên thảo luận hội trường sáng 25/7.

Đã có 70.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đặc biệt, dịch bệnh đã tấn công vào thành trì rất quan trọng của chúng ta là khu công nghiệp, khu chế xuất, doanh nghiệp sử dụng một lượng lớn lao động, nơi có nhiều đóng góp cho kinh tế, thu ngân sách như Bắc Giang, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Long An, Hà Nội…

Một số khu công nghiệp phải dừng hoạt động; các lao động phải dừng làm việc, hay doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, đóng cửa các hoạt động sản xuất, kinh doanh nên ảnh hưởng đến đời sống của hàng chục triệu lao động…

Thực hiện mục tiêu kép, đề cao tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo của các địa phương với mục tiêu chăm lo, bảo vệ sức khỏe của người dân, duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất kinh doanh, lao động, chúng ta chấp nhận hy sinh một phần tăng trưởng kinh tế.

Các doanh nghiệp đã và đang vượt qua nhiều khó khăn chấp nhận thực hiện 3 tại chỗ (sản xuất, ăn ở, cách ly tại chỗ) để bảo đảm sản xuất kinh doanh cũng như an toàn tính mạng.

Trong điều kiện khó khăn đó, Đảng và Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân, người lao động, người sử dụng lao động như giảm giá điện, gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, giảm một số khoản phí, lệ phí hỗ trợ khẩn cấp cho người dân, doanh nghiệp. Đến nay, chúng ta đã hỗ trợ trên 168 nghìn tỷ đồng cho các lực lượng trên.

Riêng gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ, tuy chưa được như mong muốn nhưng do triển khai chưa có tiền lệ, lại làm trong thời gian gấp nhưng đã hỗ trợ gần 39 nghìn tỷ cho 14, 4 triệu người thụ hưởng. Còn với đợt dịch thứ 4, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành chủ động đề xuất với cấp có thẩm quyền và Chính phủ phối hợp chặt chẽ với Đảng đoàn Quốc hội ban hành các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.

Qua 15 ngày triển khai gói 26 nghìn tỷ này cho thấy, việc ban hành 12 chính sách hỗ trợ trong Nghị quyết 68 và Quyết định 23 là kịp thời, đúng và trúng về đối tượng; thông thoáng hồ sơ, giảm thủ tục hành chính, giảm thời gian.

Cũng qua 15 ngày triển khai, đã có 63/63 địa phương ban hành kế hoạch, chủ trương và đang triển khai Nghị quyết, nhiều địa phương kết quả cao.

Trong đó, tính đến ngày 24/7, nhóm chính sách hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bảo hiểm bệnh nghề nghiệp đã hoàn thành rà soát, hỗ trợ cho 375 nghìn đơn vị sử dụng lao động với kinh phí 4.300 tỷ đồng cho 11 triệu người lao động được hỗ trợ, kết thúc chính sách thứ nhất. Chúng ta đã hỗ trợ tiền ăn cho người điều trị F0, cách ly F1; giải ngân hỗ trợ người lao động tại các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh…

Đáng chú ý, chính sách hỗ trợ lao động tự do, dù rất khó triển khai song đến nay được triển khai nhanh có hiệu quả, linh hoạt; hàng trăm nghìn người đã và đang được các địa phương xem xét, đã và đang triển khai hỗ trợ. Chính phủ biểu dương lãnh đạo TP Hồ Chí Minh trong điều kiện giãn cách đã khắc phục khó khăn để thực hiện phòng chống dịch và hỗ trợ cho tất cả hơn 284 nghìn người lao động mất việc làm với 426 tỷ đồng….

Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn phòng Chính phủ cập nhật kết quả hàng ngày trên Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như giám sát của các cơ quan theo phân công của Chính phủ.

Thời gian tới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm tham mưu tổng kết toàn diện các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID để điều chỉnh, bổ sung các chính sách mới cho phù hợp.

Ngoài ra, sẽ quyết tâm thực hiện phương châm càng khó khăn càng phải quan tâm đến chính sách an sinh xã hội, không hy sinh công bằng xã hội để đổi lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Đồng thời, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách cho người có công với cách mạng, nhất là các chính sách theo Nghị định 75 vừa được Chính phủ ký ban hành ngày 24/7, trao quà theo quyết định của Chủ tịch nước...

Không những thế, sẽ hoàn thiện và triển khai ngay các chính sách giảm nghèo đa chiều, bao trùm và bền vững sau khi Quốc hội ban hành cũng như các chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, an ninh con người...

Đọc thêm

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam

Chi hội Báo Pháp luật Việt Nam nhận 2 bằng khen của Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam
(PLVN) - Chiều 18/3, tại TP HCM, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Quyết định số 558 của Thủ tướng và hội nghị thi đua khen thưởng năm 2024. Chi hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được tặng 1 bằng khen tập thể và 1 bằng khen cho cá nhân nhà báo Trần Ngọc Hà - Phó Tổng biên tập, Thư ký Chi Hội nhà báo Báo Pháp luật Việt Nam.

'Mỗi bài báo phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân'

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu chỉ đạo hội nghị
(PLVN) - Phát biểu tại Hội nghị Toàn quốc năm 2024 của Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra sáng 18/3, ở TP HCM, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, làm báo có thể nghèo nhưng không được tiêu cực. Mỗi bài báo viết ra phải đúng đường lối, pháp luật, đúng nguyện vọng người dân, được người đọc tâm phục, khẩu phục...

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh

UBKT Trung ương đề nghị xem xét, kỷ luật bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Lê Duy Thành, ông Đặng Văn Minh
(PLVN) - Tại Kỳ họp thứ 38, sau khi xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương nhận thấy, bà Hoàng Thị Thúy Lan và các ông Lê Duy Thành, Đặng Văn Minh, Cao Khoa, Hà Hoàng Việt Phương đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương...

Bộ trưởng Tài chính nêu giải pháp hạ giá vàng, giá vé máy bay

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
(PLVN) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính sáng nay, 18/3, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ băn khoăn về tình trạng giá vàng, giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua và đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nêu giải pháp để khắc phục.

Chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp.
(PLVN) - Pháp luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn để bán bảo hiểm đối với những người chưa có nhận thức cao. Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại những hành vi như vậy và xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để xử lý.

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên

Phát triển du lịch Điện Biên trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn văn hoá, tự nhiên
Dự Hội thảo khoa học quốc gia "Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững", sáng 17/3, tại TP Điện Biên Phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng với nguồn lực đầu tư còn hạn chế, du lịch Điện Biên cần tập trung đầu tư những công trình, dự án "ra tấm, ra món", phát triển trong sự tôn trọng, tôn vinh, bảo tồn giá trị văn hoá, tự nhiên.

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển

Quy hoạch tỉnh sẽ tạo nền tảng vững chắc cho Điện Biên phát triển
Sáng 17/3, tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị, trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Điện Biên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chủ thể đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động
(PLVN) - Nhấn mạnh nhà ở xã hội là nhà ở bình thường như các loại nhà ở khác, phải bảo đảm chất lượng, an toàn, vệ sinh môi trường, Thủ tướng yêu cầu tất cả các chủ thể có liên quan, mỗi người, mỗi tổ chức chung tay, góp sức tạo phong trào, xu thế phát triển nhà ở xã hội, đặt mình vào địa vị của người khác và đặt mình vào địa vị của những người chưa có chỗ ở để hành động, trong đó có việc nghiên cứu, triển khai gói tín dụng cho người mua với thời gian 10-15 năm và lãi suất thấp hơn từ 3-5%.