Xin đừng dựa dẫm thánh thần...

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - “ Tháng Giêng là tháng ăn chơi”… năm nào cũng thế, sau Tết là tới hội hè, chùa chiền, giải hạn… Suốt tuần qua, mạng xã hội ồn ào chuyện một tối có khoảng 30.000 người đến chùa làm lễ dâng sao giải hạn, chi phí cho một cuộc như vậy tốn nhiều chục tỉ đồng. Người dân bỏ tiền và thời gian để mong có niềm tin. Họ ngồi ở sân chùa, ngoài đường thành kính nghe người ta đọc kinh xin giải mọi tai họa, xin được an lành và tin rằng đã làm lễ rồi, sẽ tai qua, nạn khỏi. Bởi thế, đường về Phủ Tây Hồ, chùa Hương, chùa Phúc Khánh (Hà Nội) và nhiều cơ sở khác... tắc nghẹt vì người về tế lễ quá đông…

Bấu víu tâm linh?

Ngay từ chập tối các ngày 13, 14, 15 Âm lịch, tại khu vực chùa Phúc Khánh (Hà Nội), hàng ngàn người ngồi ngoài vỉa hè, tràn ra lòng đường, mặc cho thời tiết, bụi bặm, ô nhiễm bủa vây…Họ xem thường sự nguy hiểm đến thân thể, tính mạng, tài sản khi các phương tiện giao thông nườm nượp lao qua.

Mặc cho trộm cắp, cướp giật, mặc cho mọi sự diễn ra xung quanh, họ nhắm nghiền mắt rồi lầm bầm khấn nguyện. Nhưng liền ngay sau đó, nhiều người lao vào tranh cướp lễ lộc được một số kẻ nhân danh đang phục vụ trong chùa, đình, đền tung, ném ra...

Nhiều người cho rằng, vận hạn hay xui rủi đâu chưa biết, nhưng ngồi ngoài đường chưa bị tai nạn giao thông vì những tài xế coi thường mạng người là đã đủ để may mắn. Nhưng khi họ sắp ghế ngồi tràn ra đường, không chỉ là chuyện vi phạm pháp luật, xâm phạm vào quyền lợi của những người khác, mà họ còn đang đánh cược với chính vận mạng của mình. Họ tự đặt mình vào một tình thế nguy hiểm và có tính rủi ro rất lớn.

Chuyên gia tâm lý Thu Hà cho rằng, nếu chỉ dâng lễ, quỳ, cúng thật nhiều, rồi sẽ hết xui, sẽ may mắn, thì đơn giản quá. Nếu thế, chỉ cần cúng sẽ giải quyết được nghèo khổ, ô nhiễm, ung thư, tai nạn…

“Mình đã gặp những ông chồng ngoại tình và dẫn bồ kính cẩn đi chùa, đã gặp nhiều người vừa cúng, vừa lừa người khác, đã thấy nhiều người soạn lễ rất lớn mà vẫn gặp khổ đau. Nhưng các bà lại lý giải là do người đó cúng mà thiếu lòng tin. Lòng tin là cái để trong lòng, không đong đếm được, nên quy kết thiếu thừa cho ai mà chẳng được, thậm chí cho cả chính mình”…

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khẳng định, trong giáo lý nhà Phật không có sao xấu, sao tốt cũng như ngày tháng đẹp, xấu trong năm. Còn Thượng tọa Thích Tịnh Giác thì nói: “Tại sao Phật tử, người dân đến chùa chỉ cầu an mà không sám hối? Đức Phật không phải là người có quyền năng ban thưởng để người dân khấn vái, cầu xin. Mong như thế khác nào “vu khống” khả năng của Đức Phật”.  

Tại sao nhiều chùa vẫn cứ cúng sao giải hạn rầm rộ? Có thể các thầy chiều phật tử, làm “an tâm” phật tử, theo kiểu phật tử muốn. Nhưng chuyện phật tử ở chùa Phúc Khánh thiếu 50 ngàn không được giải hạn, thì lòng tin  dường như bị tổn thương. Đành rằng, tháng Giêng này, nhiều người hù dọa về “vận xui” gây sợ hãi, để trục lợi, thúc ép “không cúng không yên”.

Hình minh họa
Hình minh họa

Nhiều chùa chiền dẫm đạp, xô đẩy, nhét tiền lẻ khắp các tượng, hóa vàng mã, phóng sinh… nhất là phía Bắc. Thầy Thích Nhật Từ nói: “Theo đạo Phật con người phải đối diện với thực tại với nỗi khổ, niềm đau, với khó khăn thử thách. Xui hay hên, hạnh phúc hay khổ đau đều là những điều diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của con người. Nếu cúng sao có thể giải quyết vấn nạn của nhân sinh thì các tôn giáo và hệ thống nhân quả không có ý nghĩa gì nữa.

Những người cúng dâng sao giải hạn là do họ thiếu hiểu biết các quy luật cuộc sống và các quy luật nhân quả. Cho nên mua sự trấn an tâm lý tạm thời bằng việc cúng sao là không phù hợp. Tốt nhất là không nên sợ hãi những vấn đề này nữa. Số phận thất bại hay thành công, hạnh phúc hay khổ đau đều do lối sống, hành vi sống, nghề nghiệp sống của chúng ta…

Theo tôi, tốt nhất mình sống hãy tôn trọng luật pháp, đạo đức, phát triển lương tâm thì không có sợ gì mà phải đi cầu khẩn các lực lượng thánh thần để trấn an tâm lý. Sống tốt không có sợ và làm việc nghĩa, việc tốt thì tâm mình sẽ an”. 

Mỗi người có 1 “ngôi chùa” trong tâm

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho rằng, người người chen lấn, xô đẩy khắp thập phương, nhưng mọi người quên rằng, chỉ cần mỗi người có một ngôi chùa trong tim mình. Có thể đó là một ngôi chùa làng hẻo lánh nơi làng quê, góc phố… Đó là những ngôi chùa trong trẻo, thánh thiện thời thơ ấu…

Mỗi người đi chùa với chút hương, chút hoa, chút giọt dầu, “lòng thành thắp một nén hương” mà thôi. Ấy là mỗi người luôn giữ được cho mình sự tử tế, lương thiện, lòng trắc ẩn… Bởi đi tìm an mà phải bon chen thế này, còn gì là an nữa. Và  khi người ta đổ đến để cầu an, xin giải hạn ngày một đông, ở khắp các chốn, thì đấy là vì có quá nhiều điều khiến người ta lo sợ.

Chính vì thế, họ buộc phải tìm đến những điều gì đó, đến những thế lực siêu nhiên nào đó, hoặc đơn giản hơn, một không gian nào đó đủ để họ cảm thấy có thể nhập tâm mà khẩn cầu, nhằm giúp họ cảm thấy được che chở và lắng nghe trong tâm tưởng.

Chỉ có một “ngôi chùa” trong tim mỗi người mà thôi
Chỉ có một “ngôi chùa” trong tim mỗi người mà thôi

Khi người ta cảm thấy không đủ niềm tin vào cuộc sống trước mắt, không đủ cả việc tin tưởng vào sự tồn tại của những điều tử tế, đến mức đôi khi phải nghi ngờ lòng tốt của người khác, không tin vào những thứ được tạo ra mà ra phải để bảo vệ họ và con cái họ, thì họ sợ hãi. Vì họ bất lực trong nỗi sợ hãi ấy, trở thành nguồn kiếm bộn tiền cho những kẻ khác núp dưới bóng dáng của những ngôi chùa.

Có những nỗi lo sợ mơ hồ, nhưng cũng có những nỗi lo sợ ngay trước mắt. Chúng hiển hiện trên bàn ăn của họ, nhưng không ai biết thực phẩm thực sự bẩn hay sạch. Chúng hiển hiện khi tỉ lệ mắc ung thư của chúng ta tăng nhanh. Có cả những nỗi sợ hãi về việc làm đúng, làm tử tế mà vẫn có thể bị hại.

Có những nỗi lo ở trường học và ngoài xã hội khi điều mà bọn trẻ được học có khi không phải là kiến thức, mà là bạo lực, là sự bon chen và ti tiện của người lớn. Tất cả những điều đó cộng lại tạo ra một nỗi sợ hãi mạnh mẽ đến mức hoặc làm người ta tuyệt vọng, hoặc trở nên vô cảm, và buộc phải tự vệ bằng nhiều cách.

Bởi thế, không ngạc nhiên khi một thống kê cho thấy, ở nước mình, người ta “đầu tư” cho đồ cúng cao gấp 8 lần đồ chơi và sách truyện trẻ em. Điều đó đủ để thấy rằng, người ta sống vì người chết nhiều hơn cho chính những người đang sống…

Một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo là “nhân - quả” vậy mà nhiều người gây tội ác xong lại đi chùa xin được xá tội. “Có tội, lội xuống ao”, có tội, cứ xin xá tội rồi lại phạm tội nữa. Đó là sự báng bổ xét về đức tin. Thần, Phật nào chứng cho chuyện ấy? Cứ lễ to thì thoát tội thì khác gì buôn thần, bán thánh?

Người đi rao giảng, giữ sự giao lưu với thánh thần như một thiên chức đặc biệt cũng không xuất phát từ niềm tin, từ sự thánh thiện mà coi công việc mình đang làm là phương tiện, nghề nghiệp kiếm ăn thì điều ấy còn gì thiêng liêng? Đức tin vốn giữ cho con người nghiêm ngắn nhưng một khi bản thân nó không còn nghiêm ngắn nữa thì sự sa ngã ở ngay trong hành vi gắn với cái gọi là Đức Tin rồi. 

Hẳn là người ta vẫn khó có thể quên được cái cảnh dòng người chen chúc vào sâu trong ban thờ, hậu cung của đền Thiên Trường để cúng bái trong Lễ khai ấn đền Trần. Cửa đền bị người dân chen lấn, xô đẩy dữ dội, nhiều đồ bài trí trong đền nghiêng ngả, cùng với nhiều tiếng la ó, chửi rủa vang lên.

Phong cách “đi cửa sau” cũng lọt cả vào đền chùa, “người ta” phải có “thẻ đại biểu” thì mới được dự lễ. Nhiều người vì bức xúc mà trèo rào vào trong điện… Dường như, con người đã đi chùa không phải với cái tâm an của mình, mà họ đang đi chùa trong sự rối loạn, sân si và bất an. Và như thế, sẽ chẳng có ngôi chùa nào, chẳng có vị thần phật nào che chở được cho họ, khi trong tim họ không có đủ lòng trắc ẩn, sự bao dung, hướng thiện trên hành trình khổ đau và hạnh phúc của đời người… 

Đọc thêm

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.