Ứng xử tốt với lễ hội

Lễ hội Tết Nhảy của người Dao
Lễ hội Tết Nhảy của người Dao
(PLVN) - Người Dao sống rải rác ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) vẫn giữ nguyên tập tục thờ cúng của mình từ bao đời nay.

Họ có “Tết nhảy” hoặc “Lễ phong cấp” giữ nguyên những “thủ tục” tâm linh đậm màu huyền bí mặc dù những lễ hội đó không hề khép kín trong cộng đồng nhỏ hẹp hay trong một gia đình, dòng họ, bà con vẫn mời khách là những người dân tộc khác đến dự và những ai chứng kiến những nghi lễ đó đều tỏ thái độ trầm trồ và cả sự kinh ngạc nữa.

Ví dụ như “Tết nhảy” để tưởng nhớ và vinh danh Bàn Vương – ông tổ người Dao diễn ra vào cuối năm âm lịch, được chọn tổ chức ở một gia đình nào đó thì việc cúng do các thầy mo tiến hành nghi lễ diễn ra một cách trang nghiêm, kéo dài và không bỏ qua bất cứ chi tiết nào từ đồ cúng phải đủ các món đến bài văn khấn cổ truyền,...

Và sau đó, các tiết mục cũng thuộc nghi lễ không thể thiếu và đó như một màn ma thuật không thể giải thích nổi như chân trần đi trên hàng dao cắm ngược, lưỡi chĩa lên nhọn hoắt hoặc màn nhảy múa trên than hồng mà người “biểu diễn” chẳng hề hấn gì. Những “tiết mục” tương tự cũng diễn ra ở “Lễ phong cấp” khiến nhiều người tò mò và không giấu nổi vẻ kinh ngạc.

Người Dao ở Yên Lập trước kia cư trú ở xã Nga Hoàng trên núi, ở vị trí là địa bàn cao nhất tỉnh Phú Thọ. Sau này, thực hiện chính sách “định canh, định cư”, xã đó cùng tên gọi với tất cả dân cư chuyển xuống dưới núi và không tập trung nữa, họ sống rải rác ở nhiều nơi trong huyện nhưng tập tục “Tết nhảy” hoặc “Lễ cấp sắc” vẫn diễn ra thường niên, không hề thay đổi.

Dẫn câu chuyện trên để thấy rằng tập tục truyền thống được lưu giữ trong một bộ phận dân cư hoặc trong gia đình người dân tộc bền vững đến mức nào. Không cần đến một cơ quan quản lý kêu gọi bảo tồn hoặc yêu cầu “đổi mới”, thậm chí phá bỏ tập tục cũng không được. Dù xã hội thay đổi đến mức nào, con em của họ ra ngoài làm ăn, sinh sống ra sao thì những tập tục đó không hề mất đi.

Nhưng cũng cần nói thêm rằng, tại các lễ hội này vẫn có những thanh niên nam nữ người Dao ăn mặc kiểu phổ thông, tay cầm điện thoại thông minh nhưng phần lớn những người có tuổi đều trong trang phục dân tộc, nói ngôn ngữ dân tộc, không có một sự pha tạp hay ngoại lai trong các nghi lễ này.

Đó cũng là lời lý giải cho việc vì sao mà sự can thiệp từ bên ngoài khiến các lễ hội của người dân tộc thiểu số dễ bị “cơn gió ngoại lai” chi phối. Những lễ hội lớn, nhiều người tham gia, gây sự tò mò và khát khao khám phá cho du khách và do địa phương muốn thu hút nhiều người đến và chính họ đã biến lễ hội của người dân tộc không còn bản sắc riêng biệt nữa khi đưa các thứ bên ngoài vào theo ý muốn chủ quan.

Thấy rõ nhất là cách trang trí lễ hội theo kiểu mít tinh, cách điều hành theo kiểu hội nghị giới thiệu quan chức dài dòng, vỗ tay hoan hô…, và cách tổ chức áp đặt từ các quan chức ngành văn hóa chứ không phải do các già làng hoặc các thầy mo, thầy cúng tiến hành.

Những “tiết mục” thần bí, đậm chất tâm linh không thể diễn ra ở những nơi đó, giữa trời quang, đông người hỗn tạp, thiếu không gian ngự trị thánh thần... Điều đó phải diễn ra trong ánh lửa bập bùng, giữa rừng núi trong đêm và ở giữa những con người thành kính, hướng tất cả tâm trí vào đấng thiêng liêng và tin những điều mình cầu xin sẽ ứng nghiệm. Thiếu không gian thần thánh và kỳ bí đó, không thể diễn ra nghi lễ một cách trang nghiêm và thuần khiết của người dân tộc được.

Mới đây, Lễ hội Mùa Vàng Mù Cang Chải (Yên Bái) năm 2019 thu hút số lượng du khách đông đến mức kỷ lục. Đèo Khau Phạ bị tắc nghẽn đến vài giờ đồng hồ, các quán ăn không còn chỗ cũng không còn thức ăn, đêm ở thị trấn không còn phòng trọ…, nhưng du khách không hề cảm thấy không khí lễ hội gì cả mà chỉ là sự chen lấn, xô đẩy mà thôi.

Người đổ đến đèo Khau Phạ để xem dù lượn – một trò lạ mắt trong một lễ hội vùng dân tộc và đến Mù Cang Chải, La Pán Tẩn để xem ruộng bậc thang và chụp ảnh tự sướng rồi về. Vậy nét đặc sắc ở chỗ nào? Bản sắc dân tộc ở đâu? Du khách không hề nhận thấy điều đó và không ít người cảm thấy ngán ngẩm.

Lễ hội ở vùng dân tộc ít người mà rất xô bồ, ra dáng một hội chợ thương mại và cứ na ná nhau ở phần lễ, phần hội. Thật ra, đến các vùng này vào ngày thường hoặc chợ phiên người ta mới thực sự cảm nhận được phong vị dân gian, phong cảnh núi rừng, ẩm thực dân tộc, thiên nhiên hoang sơ và con người thuần phác... những sinh hoạt đời thường, đậm chất dân dã đó không thể có trong lễ hội.

Có lẽ, cách ứng xử tốt nhất đối với lễ hội cũng như tập tục của bà con dân tộc thiểu số là cứ để họ tiến hành, đừng can thiệp gì cả thì sẽ thoát khỏi hiểm họa “lai căng” khiến nó biến dạng.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.