Nịnh bợ cấp trên đã thành tiểu xảo

Xu nịnh đang rất phổ biến trong cơ quan hành chính nhà nước
Xu nịnh đang rất phổ biến trong cơ quan hành chính nhà nước
(PLO) - Theo Quyết định phê duyệt Đề án văn hóa công vụ thì cán bộ, công chức, viên chức, không được gây phiên hà, vòi vĩnh dân, bổ nhiệm người thân quen, không tư duy nhiệm kỳ… đối với lãnh đạo cấp trên, không nịnh bợ lấy lòng vì động cơ không trong sáng. Vậy chế tài sao để xử lý người nịnh bợ và ngôn ngữ ở mức độ nào là nịnh bợ?.

Một vị lãnh đạo ở địa phương hay trung ương, trưởng phòng không hiếm khi được nghe cấp dưới nói “dạo này anh/chị trẻ quá, anh/chị mặc đồ đẹp quá” hay “anh/chị việc gì cũng giỏi, tốt hết”, “anh/chị luôn là tấm gương sáng cho bọn em noi theo”…

Rất nhiều từ ngữ như vậy được dành tặng cho nhau ở các cơ quan công sở, doanh nghiệp, nhà trường... Đôi khi biết nó là giả dối nhưng người nghe vẫn thích nghe.

Người Việt hay có câu “nói thật mất lòng”, lời nói ngay thẳng khó mà được lòng cấp trên dù nhiều khi nó rất đúng. Những kẻ nịnh thần, “con lươn, con trạch”, những kẻ gian thần có cơ hội chui vào bộ máy chính quyền, có cơ hội vẫy vùng vì biết cách ton hót.

Câu “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, vốn dĩ rất nhân văn trong dân gian, đã bị ứng dụng quá linh động, thành giả dối, “bằng mặt không bằng lòng”.

Chuyện người Việt “ưa nịnh” dường như thành nếp sống. Trên truyền hình thực tế từ thi hát, diễn kịch… Ban giám khảo ngồi dưới luôn hết lời ca tụng dù người biểu diễn vẫn chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải chứ chưa phải quá tài năng.

Thực tế ở trường, không ít học trò nịnh cô thầy, cô thầy muốn được hiệu trưởng quan tâm lại bày vẽ tâng bốc nhau, cơ quan công sở muốn sếp để ý, bổ nhiệm, cơ cấu…cũng nghĩ ra nhiều cách nịnh cho khéo, vừa ý sếp mà không quá thô thiển. Lợi cả đôi bên.

Đề án văn hóa công vụ có thể nói đang "đánh thẳng" vào thói xấu của người Việt, nhất là tầng lớp cán bộ, có chức sắc trong chính quyền, hướng tới xây dựng một đội ngũ cán bộ tận tâm, “chí công vô tư”, để đẩy lùi nạn quan liêu, hách dịch, đang tồn tại trong chính quyền.

Đó là xây dựng tác phong cán bộ “4 xin, 4 luôn”: xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ với nhân dân.

Nhưng làm được điều này cần phải có sự giám sát, thanh kiểm tra, người dân cũng như cơ quan giám sát phải thông báo kịp thời tác phong cán bộ nếu có dấu hiệu vi phạm. Phải có chế tài xử lý nghiêm chứ không phải lập ra đề án rồi bỏ đó, chỉ có tuyên truyền nhưng không ai nghe, ai làm theo.

Muốn xử được thói xu ninh, tham nhũng vặt, hành dân, minh bạch phục vụ dân, doanh nghiệp thì cần “một cái roi” để xử phạt công minh. Nếu không chào người dân, thủ tục hành chính nhiêu khê thì xử lý ra sao? Có đuổi việc, hạ bậc lượng, luân chuyển xuống cấp thấp... ngay và luôn không?. Xử lý thế nào để kẻ có thái độ luồn cúi, tham vọng vươn lên bằng con đường hèn hạ cúi phải khiếp sợ, không dám mở miệng xu nịnh.

Cấp trên khi nghe cấp dưới nịnh bợ cũng phải xử lý nghiêm ngay. Xử lý thế nào để người nghe nịnh phải biết e ngại, cảnh giác, để phân việc, cất nhắc được công tâm, khách quan...

Làm được vậy thói xấu người Việt sẽ dần mất đi, người giỏi sẽ được cất nhắc, kẻ “nịnh bợ lấy lòng không trong sáng” sẽ hết đường tồn tại trong cơ quan nhà nước.

Một chế tài nghiêm khắc với cán bộ sẽ là tấm gương để người dân tự nghiêm khắc với bản thân mình trong việc chấp hành luật pháp.

Xu nịnh đang là một tiểu xảo để tiến thân. Trị được nó phải bắt đầu từ người lãnh đạo.

Đọc thêm

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.