Ngòi bút phải từ tâm

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Tôn trọng và bảo vệ trẻ em - đó là trách nhiệm của người lớn, được quy định trong các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế, quy tắc đạo đức,... chứ không riêng nhà báo, tuy nhiên, người làm công việc truyền thông thể hiện điều này như thế nào là một sự khác biệt so với những người lớn khác.

Điều khác biệt cơ bản là truyền thông tác động trực tiếp đến trẻ em, có thể tốt và cũng có thể gây tác hại đến thể chất, tinh thần, đời sống của trẻ nhỏ, cá nhân một đứa trẻ hay cả một cộng đồng. Và cái cộng đồng trẻ nhỏ đó, được gọi là "tuổi thơ" là một bộ phận của xã hội, không thể tách rời, đòi hỏi một sự đối xử đặc biệt, ngay cả khi thực hiện việc tôn trọng và bảo vệ cũng khác với bộ phận còn lại của xã hội.

Những nhà hoạt động xã hội trong lĩnh vực trẻ em, bao gồm cả những người nghiên cứu và các tổ chức bảo vệ trẻ em đã chỉ ra một nguy cơ mà báo chí thường gặp phải là tạo ra "nạn nhân kép" trong các vụ bạo hành hoặc xâm hại tình dục trẻ em.

Báo chí đưa tin, hình ảnh, tường thuật vụ việc rất dễ gây ra sự kỳ thị, xa lánh, chế giễu của người đời và gây nên những tổn thương tinh thần nặng nề cho trẻ em và những tổn thương đó khó lành, ảnh hưởng đến nhân cách, lối sống của đứa trẻ đó trong suốt cuộc đời về sau.

Điều nguy hiểm là khi tạo ra "nạn nhân kép" thì người làm báo không dụng tâm và chủ ý làm việc đó, hiệu ứng tạo ra chỉ là sự vô tình. Họ muốn có sự thuyết phục bạn đọc câu chuyện đó là sự thật nên đưa các thông tin về địa chỉ, nhân thân, hình ảnh thì việc viết tắt họ tên nạn nhân hay xóa gương mặt trở thành vô ích, họ muốn tạo nên sự thương cảm nạn nhân và căm phẫn kẻ thủ ác, ấu dâm thì vô hình trung tạo nên một hiệu ứng ngược lại là gây tổn thương cho chính nạn nhân.

Loại trừ việc "câu lai", thu hút người đọc bằng sự miêu tả chi tiết sự việc thì chỉ nội việc đưa tin một cách "trung thực, khách quan" theo kiểu đó cũng đã bộc lộ cái tâm và cái tầm của nhà báo hoặc cả ban biên tập của tờ báo đó.

Nếu có cái tâm thực sự thì ngay từ lúc bấm phím viết bài, người viết đã cẩn trọng mà đắn đo từ ngữ và tự nhiên có một giới hạn vô hình đặt ra khi đưa hoặc xử lý những thông tin này. Sự xót xa, đồng cảm với nạn nhân trong tâm thức người làm báo cùng với ý thức bảo vệ và tôn trọng trẻ em thì không thể vô tình mà tạo ra những "nạn nhân kép" được!

Mặt khác, Luật bảo vệ trẻ em của nước ta đã có những quy định khá chi tiết điều chỉnh việc báo chí viết về trẻ em cần tuân thủ những điều kiện gì. Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNESCO) có quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí về trẻ em.

Một trong những quy định của pháp luật cũng như quy tắc đạo đức của các văn bản này thể hiện sự tôn trọng trẻ em mà rất cần phải lưu tâm là phải để cho trẻ em cất lên tiếng nói của mình trên các phương tiện truyền thông. Điều này chúng ta rất dễ bỏ qua bởi quen nhìn trẻ em bằng con mắt người lớn, dạy dỗ hoặc điều chỉnh hành vi của trẻ theo cảm nhận hoặc suy nghĩ của người lớn mà không đặt mình vào chính địa vị của đứa trẻ hoặc quên béng mất mình đã từng là một đứa trẻ khi bị đối xử bất công hay bị người lớn áp đặt.

Dành cho trẻ quyền phát ngôn, quyền bày tỏ ý kiến của mình không chỉ ở những tờ báo dành cho trẻ em mà ở các "góc nhìn" của tất cả các tờ báo, phương tiện truyền thông không chỉ thể hiện sự tôn trọng trẻ em mà còn để người lớn hiểu trẻ em hơn và từ đó tránh được việc gây tổn thương cho trẻ, dù vô tình hay hữu ý.

Vài năm trước có một vụ giết nhiều người đàn ông ở đường cao tốc tại Mỹ. Sát thủ là một phụ nữ bán dâm, tuổi thơ cha mẹ ly dị, ở với ông bà ngoại và bị ông ngoại lạm dụng tình dục nhiều lần. Thông tin chi tiết về vụ này tràn ngập trên các phương tiện truyền thông và các lý giải đều tập trung vào tuổi thơ bất hạnh của nữ sát thủ và cho đó là nguyên nhân của tội ác.

Điều này vô hình trung, tạo ra sự căm thù của những đứa trẻ bất hạnh và chúng tìm ra lý do để trả thù và cho đó là sự chính đáng. Trong mắt chúng, nữ sát thủ này là một anh hùng.

Phải chăng, đó là bài học cho giới truyền thông và cần đến cái tâm của người làm báo?

Tin cùng chuyên mục

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.