Ký ức đau thương, lịch sử hào hùng

Chiến sĩ trên mặt trận biên giới phía Bắc
Chiến sĩ trên mặt trận biên giới phía Bắc
(PLVN) - Ngày 17/2, 40 năm trước, tiếng súng xâm lược đồng loạt nổ trên toàn tuyến biên giới 6 tỉnh phía Bắc trải dài 1.400km trên lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc chúng ta. Bị phản bội và đánh lén, kẻ phát động một cuộc chiến quy mô nhưng không hề tuyên bố, thậm chí ém nhẹm mọi thông tin khi chiến sự diễn ra, thậm chí, những kẻ gây chiến còn "tố cáo" đến Liên Hợp quốc là Việt Nam xâm lược họ(?!). 

Những ai trong lứa tuổi 60 hiện tại hẳn còn nhớ rõ sự kiện đó và những ngày bi tráng đẫm máu và nước mắt trong lịch sử dân tộc ta.

Cuộc chiến không cân sức, lại bị bất ngờ khi kẻ địch huy động tới 60 vạn quân và vũ khí hạng nặng, xe tăng và pháo binh ồ ạt tấn công, mà bên ta chủ yếu là lực lượng quân đội địa phương, dân quân và tự vệ, nên những tổn thất ban đầu là cực kỳ nặng nề. Đau xót hơn cả là phụ nữ, trẻ em, dân thường bị tàn sát, nhà cửa, làng mạc, phố xá bị san phẳng thành bình địa, trên đường đi của quân xâm lược đều đẫm máu dân lành. Chúng ta sao có thể quên điều đó?! Nói như một chính khách Việt Nam thì chúng ta cần phải sòng phẳng với lịch sử chứ không phải kích động hận thù.

Thế nhưng, cái bài học mà kẻ địch định dạy ta thì họ phải nhận lại bài học cay đắng hơn vì phát động chiến tranh không học thuộc bài học lịch sử: 60 vạn quân - gấp đôi số quân mà Hoàng đế Quang Trung từng tiêu diệt đã vấp phải sự kháng cự kiên cường của những quân đội và người địa phương - nơi quê hương của họ đang bị xâm phạm.

Cuộc chiến diễn ra trong 30 ngày và quân "nghịch lỗ lai xâm phạm" đã phải rút lui với tổn thất nặng nề và cho đến bây giờ có những người Trung Quốc vẫn cho rằng đây là một cuộc chiến tranh phi nghĩa với kết quả trái ngược lại những gì mà kẻ gây chiến mong muốn. Cả một đại đội quân Trung Quốc đầu hàng tập thể tại Cao Bằng là một minh chứng cho điều đó.

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc không chỉ chấm dứt trong 30 ngày mà nó còn kéo dài thêm 10 năm sau đó với mức độ khốc liệt không kém ở các điểm nóng cục bộ như Vị Xuyên (Hà Giang). Máu của chiến sỹ, đồng bào đã đổ xuống nơi biên cương của Tổ quốc để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng. Cả dân tộc ta ghi lòng, tạc dạ sự hy sinh không bao giờ là vô nghĩa đó.

Năm nay, chúng ta kỷ niệm 40 năm cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc với tâm thế của một dân tộc chuộng chính nghĩa, yêu hòa bình, mưu cầu hạnh phúc và ý chí quật cường gìn giữ non sông gấm vóc, chưa bao giờ khuất phục trước giặc ngoại xâm. Tầm vóc và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế đã vững mạnh hơn lên rất nhiều, đã đặt cây cầu hữu nghị bắc qua hố sâu chiến tranh, biến chiến trường thành thương trường, thù địch thành bang giao, tuy nhiên, những ngày bi tráng mà hào hùng ấy còn sống mãi trong lòng dân và không ai có thể làm đổi thay được lịch sử! 

Tin cùng chuyên mục

Các phạm nhân đang đọc kinh sách.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng

(PLVN) -  Nghị định số 95/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 30/3/2024; áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Đọc thêm

Trình tự, thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 1/5/2024. (Ảnh minh họa - Nguồn: chinhphu.vn)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư 23/2023/TT-BTTTT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản 2012 và Nghị định 195/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản 2012.

Sự việc Công ty Đệ Tam chưa được giao đất đã ký hợp đồng 'góp vốn': Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai có văn bản trả lời

Lô đất ông Hà ký hợp đồng “góp vốn” với DETACO, đến nay 16 năm vẫn chưa được nhận đất. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Như PLVN đã có bài phản ánh, Cty CP Đệ Tam (DETACO, trụ sở 2/6 - 2/8, đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM) bị ông Lê Thanh Hà (SN 1953, ngụ đường Thành Thái, phường 14, quận 10, TP HCM) có đơn cho rằng đã “bán thứ mà mình không có”; khi chưa được UBND tỉnh Đồng Nai giao đất nhưng đã ký hợp đồng “góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật dự án”, nội dung khách sẽ “được nhận lại 1 nền đất” tại dự án Khu dân cư (KDC) tại xã Phước An (huyện Nhơn Trạch).

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.