Giáo viên 25 năm đứng lớp chịu thua... học sinh sao đỏ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Mới đây, UBND TP HCM có văn bản đề nghị ngành Giáo dục thành phố nghiên cứu bỏ xếp hạng trong lớp để tránh gây áp lực tâm lý cho học sinh, giảm áp lực thi đua cho giáo viên. Đề nghị này xuất phát từ đề xuất của chính học sinh khi các em gặp gỡ lãnh đạo thành phố vào giữa tháng 2/2019 vừa qua. Tại buổi gặp mặt đó, nhiều học sinh đã lên tiếng đề nghị bỏ xếp hạng trong lớp, giảm áp lực thi đua cho giáo viên.  

Đọc dòng thông tin này tôi nghĩ ngay đến điều mà tôi hằng nghe mỗi sáng thứ hai. Nhà cạnh một ngôi trường, hàng ngày tiếng loa từ ngôi trường vọng sang đều rõ mồn một. Nội dung được nhắc lại nhiều lần nhất vào các ngày trong tuần là nhắc các đội sao đỏ hoàn thành việc chấm điểm thi đua các lớp, trừ điểm các học sinh vi phạm.

Còn buổi sáng thứ hai sẽ là buổi tổng kết thành tích xếp hạng của từng lớp. Lớp 1A1 xếp thứ 25, lớp 3A4 xếp thứ 7, lớp 5A3 xếp thứ 11… Sau mỗi lần xướng lên của cô giáo phụ trách giờ sinh hoạt là tiếng ồ lên vui mừng của lớp xếp hạng cao và cả tiếng xì xào của các lớp xếp hạng thấp.

Có con học trường này và nhiều lần nán lại trường vào giờ xếp hàng đầu tuần mới thấy, càng lớp lớn thì tâm lý ganh đua vui mừng của các em càng cao hơn, càng chú ý nghe xếp hạng của lớp mình hơn; còn với học sinh lớp 1, cô đọc thứ hạng cao hay thấp không quan trọng vì chúng còn đang mải ngắm trời đất, ngắm trường, ngắm cờ, ngắm cô giáo… hoặc nói chuyện, đùa nghịch nhau.

Từ hình ảnh này tôi nhận thấy dường như sự ganh đua đã ngấm vào từng học sinh theo thời gian, để từ một đứa trẻ thơ ngây chúng trở thành con người mắc chứng bệnh thành tích lúc nào không biết.

Cũng nhân đây nói chuyện sao đỏ - nhân tố chính để có nên các bảng xếp hạng lớp hàng tuần. “Giáo viên sợ sao đỏ” – đang là thực tế diễn ra tại tất cả các trường học hiện nay. Xếp hàng vào lớp chậm trừ 3 điểm, xếp hàng nhốn nháo trừ 5 điểm, đi học muộn trừ 1 điểm/học sinh, mất trật tự trừ 1 điểm/học sinh, đeo khăn quàng đỏ không đúng quy định trừ 0,5 điểm, lớp bẩn, còn rác trừ 2 điểm, xuống sân giữa giờ chậm trừ 5 điểm... Đó là “ba-rem” điểm dài ngót nghét hai trang giấy A4 của những học sinh làm nhiệm vụ sao đỏ tại nhiều trường và cũng là nỗi ám ảnh của nhiều giáo viên. 

Một giáo viên tiểu học có gần 25 năm đứng lớp từng than thở: “Trong trường mình là giáo viên cứng tuổi rồi thế mà đôi khi cũng phải chịu thua một học sinh lớp 5 vì em ấy là sao đỏ. Là trẻ con đứa nào chả hiếu động, mình thấy lớp bị trừ nhiều điểm quá, từ chuyện xếp hàng không thẳng cho tới đeo khăn đỏ không ngay ngắn...

Mình có ý kiến với sao đỏ thì nhận ngay câu trả lời lễ phép nhưng rất thẳng thừng: “Em làm thế vì thành tích của lớp, của trường cô ạ”. Mình nghĩ trẻ con hiếu thắng và thích bắt chước, những “quyền” mà các em có được vô hình trung tạo cho những đứa trẻ hồn nhiên ý thức sử dụng uy quyền của mình.

Ngược lại mình cũng biết các em cũng phải chịu áp lực nếu công việc của mình vô tình gây ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn học, của giáo viên. Trẻ con như tờ giấy trắng, vậy mà công việc sao đỏ hiện nay đang đánh mất sự vô tư trên ghế nhà trường của trẻ nhỏ”.

Nghe lời than thở trên lại nhớ đến câu chuyện mà Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, giảng viên Học viện Hành chính quốc gia kể: “Có phụ huynh đã từng than thở với tôi thấy con lợi dụng công việc này ép các bạn phải làm theo mình, nếu không sẽ ghi tội vào sổ, quát nạt...

Sợ con nhiễm thói quen háo danh, sợ con hư, phụ huynh phải xin giáo viên cho con thôi chức sao đỏ sớm”. Chuyện xếp hạng,  thi đua ở trường liệu như thế có quá nặng nề không? Trong khi đây phải là môi trường truyền thụ kiến thức và lòng yêu thương, nhân ái. Và nếu như thế mỗi ngày đến trường của các em có thực là một ngày vui? 

Tin cùng chuyên mục

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.