Đừng thách bia rượu

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Mới đây, trong một clip lan truyền trên mạng về một đám cưới trẻ mới đây có cảnh để chú rể được rước dâu, bạn bè cô dâu đã đặt ra một trò chơi thách đố, trong đó chú rể phải uống một lúc hết 20 ly rượu mới được dẫn cô dâu đi.

Kết quả là do phấn khích cộng với sự thúc ép, cổ vũ từ nhiều phía, chú rể  đã lần lượt uống hết 20 ly rượu. Trò chơi này sau đó đã nhận sự chỉ trích của nhiều người: Ngày cưới là ngày bận rộn và mệt mỏi nhất, cô dâu, chú rể cần có sức khỏe, việc chú rể uống 20 ly rượu 1 lúc có khả năng gây hại đến sức khỏe, thậm chí có thể gây ngộ độc rượu.

Trò chơi thách đấu trong đám cưới thường thấy nhiều ở các bạn trẻ các nước châu Á. Tuy nhiên, hầu hết các trò chơi đều theo kiểu vui chơi lành mạnh như giải đố, cõng cô dâu, các trò chơi kéo co... Sáng tạo kiểu “thách uống rượu” như ở Việt Nam hầu như chưa có. 

Đây không phải là lần đầu người ta được chứng kiến cảnh những người trẻ thách thức nhau trong những cuộc chơi bia rượu. Một trò chơi khá phổ biến trên mạng xã hội được nhiều bạn trẻ Việt tham gia là thử thách “uống rượu lấy tiền”.

Mỗi một ly rượu có một số tiền dằn dưới đáy ly. Cứ số ly càng nhiều, mệnh giá tiền càng cao. Trò chơi này hầu như của các chàng trai thách đố các cô gái trong những bữa tiệc rượu. Có cô gái uống đến vài chục ly rượu, lấy về vài triệu đồng trong tiếng reo hò cổ vũ của người xung quanh (!).

Nói cho cùng, những trò chơi nguy hiểm như thế xuất phát từ thói quen vô ý thức của một bộ phận người Việt: thói quen ép nhau bia rượu. Từ trong bàn tiệc, bàn nhậu, người ta đã thường thấy những cảnh kiểu như: Uống 50%, uống 100%, uống đúng tour, không được bỏ vòng nào, không say không về.

Hoặc những trò chơi đổ các loại bia, rượu, nước ngọt với nhau xem ai dám uống nhiều nhất. Những “nội quy ăn nhậu” cũng được truyền nhau như một trò đùa, nhưng thực tế phản ánh thái độ của nhiều người trên bàn nhậu: Muốn “chơi đẹp”, phải “uống tới cùng”!

Ép nhau, rồi khích bác, cãi cọ, để rồi sinh ra mâu thuẫn, ẩu đả... Hoặc những tai nạn giao thông sau những cuộc nhậu “tới bến” để lại hậu quả thương tâm cho chính mình, cho nạn nhân của mình và cho người nhà.

Ở rất nhiều quốc gia văn minh, rượu là một món giải khát dùng để thưởng thức. Người ta đem trái cây để ủ rượu bia, người ta nhấm nháp để phân biệt vị của rượu lâu năm hay ít năm... Rượu bia chỉ là chất xúc tác để chuyện trò, để bữa ăn thêm thi vị. Hiếm có đất nước nào, rượu bia dùng để thách thức, thách đố, ép nhau... nhằm chứng tỏ bản lĩnh như ở Việt Nam.

Những thói quen xấu xí và gây hại, cho dù bén rễ sâu đến đâu cũng cần từ bỏ. Câu chuyện ép rượu bia cũng thế. Những năm gần đây, đã có nhiều tổ chức, cá nhân có tầm ảnh hưởng lẫn những người trẻ có ý thức lên tiếng. Hy vọng rằng, người trẻ chính là thế hệ chủ chốt trong việc tác động cho sự đổi thay, bỏ đi tư duy nhậu nhẹt để hình thành thói quen “uống có văn minh”. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...