Đừng để hành hương thành hành xác

 Đừng để hành hương thành hành xác
(PLVN) - Nếu Phật ở trong tâm, có thể khấn lễ ở các chùa địa phương vào bất cứ lúc nào, tại sao chúng ta phải chen chúc khổ sở đến vậy?.

Cứ đến ngày 6 tháng Giêng mọi năm, người từ thập phương đổ về miền đất thiêng Hương Sơn để dự lễ hội chùa Hương. Bất kể là du xuân thưởng ngoạn hay hành hương về nơi đất Phật lâu đời này, ai cũng muốn được đặt chân vào Chùa Trong, Động Hương Tích.

Phật giáo với thái độ từ bi, khuyến khích sống lương thiện, lòng thành tâm kính Đức Phật, không yêu cầu người theo đạo này phải đích thân tới chùa Hương để xin, khấn. Vì vậy, chúng ta không nên quá nặng nề về tục đi lễ đầu năm hay nghĩ rằng phải đến tận chùa Hương thì mới đủ linh thiêng.

Bất cứ ngôi chùa nào tại địa phương cũng có thể là nơi để cầu xin, khấn khứa. Tại trung tâm thành phố Hà Nội, nhiều người dân lựa chọn đi lễ tại các đền tứ trấn: đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh, hoặc các chùa gần nơi mình sinh sống: chùa Hộ Quốc, chùa Một Cột, chùa Quán Sứ...

Lễ hội Chùa Hương kéo dài từ ngày mùng 6 tháng giêng đến đầu tháng 3 âm lịch, nhưng người Việt thường đi lễ sớm trong các ngày đầu năm, xin cho một năm suôn sẻ thuận lợi. Dù vậy, để có tâm trạng thanh thản nhất khi đi lễ chùa, chúng ta nên giãn thời gian đi chùa ra các ngày khác trong dịp lễ hội để tránh sự ngột ngạt, thiếu trang nghiêm này.

Được ghi nhận là đã có tiến bộ trong quản lý nhưng việc xả rác bừa bãi, buôn bán ồn ào trong khu di tích, tụ tập ăn uống ở sai vị trí quy định vẫn xảy ra.

Không nhiều thùng rác được bố trí dọc đường lên chùa Thiên Trù nên nhiều khách du lịch thường tiện tay vứt rác vào gốc cây
Không nhiều thùng rác được bố trí dọc đường lên chùa Thiên Trù nên nhiều khách du lịch thường tiện tay vứt rác vào gốc cây
Để có thể thưởng ngoạn suối Yến và các vùng núi non bao quanh, người ta đến ngày khai hội từ bình minh. Nhưng để tránh giờ cao điểm ấy, đã có những người phải khởi hành từ 1h, 2h sáng, trời còn tối, phải bỏ qua cảnh đẹp của thung lũng Hương Sơn này với hi vọng đến động Hương Tích. 

Ngày mùng 4 Âm lịch, người dân địa phương ghi nhận nhiều đoàn người đi đò vào nhưng không được cập bến vì khu di tích quá tải, phải vái vọng từ suối Yến rồi trở lại bờ... Ai nấy đều mệt mỏi vì chen lấn đến các ngôi chùa trong quần thể, đặc biệt là trong không khí thời tiết nóng ẩm của mùa xuân năm nay.

Cáp treo với công suất 1.500 người mỗi giờ nhưng thời gian đi cáp treo vào đến động có lẽ còn lâu hơn cả thời gian đi bộ. Có thể nói, mức độ vất vả để hành hương vào động Hương Tích không hề giảm, sự cực nhọc chỉ chuyển từ chen chúc đi bộ sang chen chúc đi cáp treo. 

Trong động Hương Tích đông đúc, số lượng người đi xuống nhiều hơn đi vào cùng một thời điểm
Trong động Hương Tích đông đúc, số lượng người đi xuống nhiều hơn đi vào cùng một thời điểm

Sáng ngày khai hội, mùng 6 tháng giêng (10/2), lượng khách xếp hàng lên cáp treo không đông như mồng 4 (124.000 lượt). Song, người đi cáp treo phải chờ gần một giờ, đoàn người đi từ ga vào động gần như cũng phải đứng yên cả tiếng đồng hồ, người ở trong động thì di chuyển khó nhọc.

Năm ngoái, nhóm của anh Thành (Hà Nội) gồm 15 người đã “đầu hàng” dù lên đến ga vì bên trong động quá đông, lại lên cáp treo quay về, riêng anh và con trai đi tiếp và mất tổng cộng 1,5 giờ để xuống và ra khỏi động. 

Trong các thềm chùa, người người ngả ngón nghỉ ngơi, trẻ con, người lớn ngồi la liệt ăn lót dạ, một số bỏ lại lon nước, chai nước, vỏ bánh, đường lên đông đúc, ồn ào những âm thanh người bán hàng chào mời qua loa.... Khung cảnh không quá hỗn loạn, nhưng lộn xộn và ít phù hợp với khu di tích thờ Phật thanh tịnh. 

Đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa đáng gìn giữ, nhưng phải gìn giữ cả môi trường, không khí yên bình của chùa chiền, bản thân người đi lễ nên cũng giữ được sự thanh thản trong lòng, không vì ham sự linh thiêng mà phải bất chấp đi đường xa, chen lấn và chờ đợi như vậy. 

Đọc thêm

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.