Đóng góp của pháp luật

ảnh minh họa
ảnh minh họa
(PLVN) - Có lẽ nhiều người còn nhớ, một “Tư lệnh ngành” vừa nhậm chức chưa lâu đã bị “vấp” khi ban hành một Thông tư, sau đó văn bản bị “hủy” với lý do “lỗi đánh máy”.

Sẽ ra sao nếu việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thường xuyên phải sửa đổi? Chắc chắn, nếu không muốn nói đến cản trở quá trình phát triển thì cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Nhắc lại câu chuyện này để thấy “hành lang pháp lý” là vô cùng quan trọng.

Các kỳ Đại hội Đảng, gần đây nhất là Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định vai trò của của việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hay nói cách khác, hệ thống pháp luật ngày càng thể hiện vai trò trong quản lý nhà nước về các mặt, trong đó có kinh tế. Điều này giải thích vì sao trong chương trình nghị sự các các kỳ họp, nhiệm vụ xây dựng luật pháp luôn chiếm thời lượng đáng kể.

“Hệ thống pháp luật đã có đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào bức tranh kinh tế xã hội tươi sáng những năm qua, đặc biệt là năm 2019”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu tại phiên thảo luận ở Hội trường Quốc hội chiều 30/10 vừa qua.

Đánh giá chung, chúng ta có nhiều thành tựu trong việc xây dựng và ban hành văn bản QPPL: Đường lối, quan điểm kinh tế cơ bản đã được thể chế hóa đầy đủ trong chính sách, pháp luật của Nhà nước; Hệ thống pháp luật tiếp tục được hoàn thiện; Tính tối thượng của Hiến pháp và các đạo luật, nguyên tắc nhà nước quản lý bằng pháp luật đã được quán triệt trong thực tiễn thể chế hóa; Pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các nguồn lực kinh tế đang được sử dụng như công cụ chủ yếu để quản lý nhà nước về kinh tế: Hệ thống pháp luật về kinh tế đã được xây dựng tương đối đồng bộ, cơ bản phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN và đáp ứng ở mức độ nhất định yêu cầu hội nhập quốc tế...

Nhiều “điểm sáng” đã xuất hiện trong quá trình ban hành VBQPPL. Ví dụ: Việc ban hành kịp thời Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng đã góp phần xử lý nợ xấu; Một số nghị quyết cho các địa phương như Nghị quyết về chính sách đặc thù cho TP. Hồ Chí Minh đã và đang phát huy tác dụng, Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả hơn.

Không phải ngẫu nhiên, năm 2019 theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới và Ngân hàng Thế giới chỉ số bình ổn tức chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật của Việt Nam tăng 17 bậc, trong khi đầu năm Chính phủ đặt ra kỳ vọng tăng 3 bậc so với 2018.

Có thể thấy, có được kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, công tác làm luật cần phải được tập trung đầu tư hơn nữa, có như vậy mới đảm bảo được sự phát triển mang tính bền vững, lâu dài.

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...

Diễn biến sự việc thép HRC bị đề nghị điều tra chống bán phá giá: Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) yêu cầu bổ sung hồ sơ

HRC là nguyên liệu chính để sản xuất các loại tôn thép mạ kẽm, mạ lạnh, ống thép… (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Mới đây, như PLVN đã có bài phản ánh, sau khi một số DN đưa ra ý kiến cần điều tra chống bán phá giá (CBPG) với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu vào Việt Nam; thì một số DN sản xuất tôn mạ, ống thép lại không đồng ý với đề nghị này, vì cho rằng nhu cầu liên tục tăng trong khi nguồn cung nội địa chưa đáp ứng được.