Điều kiện nào giúp Việt Nam thu hút mạnh đầu tư nước ngoài vào giáo dục?

Khảo sát học phí trường quốc tế mới nhất của ExpatFinder cho thấy học phí trung bình hàng năm của các trường quốc tế tại Việt Nam là 17.940 đô la, xếp thứ 13 trên toàn thế giới và xếp thứ 5 tại châu Á, sau Trung Quốc, Singapore, Hong Kong và Australia.
Khảo sát học phí trường quốc tế mới nhất của ExpatFinder cho thấy học phí trung bình hàng năm của các trường quốc tế tại Việt Nam là 17.940 đô la, xếp thứ 13 trên toàn thế giới và xếp thứ 5 tại châu Á, sau Trung Quốc, Singapore, Hong Kong và Australia.
(PLVN) - Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam, cho rằng, nếu quy định pháp luật rõ ràng hơn, thủ tục hành chính đơn giản hơn nữa thì Việt Nam rất “rộng cửa” kêu gọi đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn vào giáo dục.

Theo ông Troy Griffiths, sau hơn 1 năm Nghị định 86/2018/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 01/08/2018, đi vào đời sống, mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài vào giáo dục, cụ thể là lập các trường quốc tế, đã tăng lên đáng kể.

Trước thời điểm Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phải nhiều rào cản trong hoạt động đầu tư lĩnh vực giáo dục. Ví dụ, quy định giới hạn tỷ lệ học sinh Việt Nam 10% đối với cấp tiểu học và 20% đối với cấp trung học, khiến các trường quốc tế tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào tuyển sinh học sinh nước ngoài. 

Từ khi Nghị định này có hiệu lực, các trường quốc tế đã tận dụng cơ hội và thúc đẩy hoạt động tuyển sinh học sinh Việt Nam. “Động thái này chắc chắn đã các tác động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc cơ hội hấp dẫn của thị trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam” – ông Troy Griffiths với nhiều kinh nghiệm đầu tư ở thị trường Việt Nam, nhận định.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam
 Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam

Dù thời điểm này vẫn còn là quá sớm để hiểu hết được tác động của Nghị định 86/2018/NĐ-CP, tuy vậy có thể thấy mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã tăng đáng kể. FDI vào giáo dục trong giai đoạn từ tháng 8/2019 khi Nghị định 86/2018/NĐ-CP có hiệu lực đến tháng 10/2019 đã đạt 97 triệu đô-la. Các hoạt động M&A, cụ thể là mua cổ phiếu trong lĩnh vực giáo dục, chiếm đa số - 37% trong tổng FDI giai đoạn này. Điều này cho thấy rõ rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến chiến lược hợp tác hơn để giảm thiểu rủi ro.

Tuy vậy, xét một cách tổng thể thì giáo dục chỉ chiếm chưa đến 2% tổng lượng FDI vào Việt Nam. Chi phí thuế cao, yêu cầu về nhân sự, yêu cầu số vốn tối thiếu đối với đầu tư nước ngoài, cùng với quy trình phê duyệt phức tạp là một số rào cản đáng kể đối với nhà đầu tư nước ngoài. 

“Cùng với Nghị định 135/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã đơn giản hóa yêu cầu về mặt pháp lý, vận hành và rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, Nghị định 86/2018/NĐ-CP giảm yêu cầu về nhân sự và tăng hạn mức tuyển sinh học sinh Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư vào giáo dục” – ông Griffiths nói.

Tuy nhiên, Nghị định 86/2018/NĐ-CP vẫn yêu cầu giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập cơ sở giáo dục - thủ tục này khác so với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện khác (chỉ yêu cầu giấy phép kinh doanh). Bên cạnh đó, Nghị định này cũng chưa đơn giản hóa pháp nhân. “Nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục cần thành lập trường – đây là một pháp nhân. Nhưng để thành lập trường, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân. Thủ tục này tạo ra 2 pháp nhân, từ đó có thể gây chồng chéo trong cơ cấu tổ chức. Nếu những quy định này rõ ràng và đơn giản hơn, thì tôi cho rằng Việt Nam sẽ đón dòng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào giáo dục” – ông Griffiths nói.

Số lượng người nước ngoài đến làm việc tại Việt nam đang tăng, mang theo gia đình của họ, từ đó tạo ra một lượng cầu đáng kể cho giáo dục quốc tế, đặc biệt là tại các thành phố thu hút nhiều FDI. Trong năm 2018, Việt Nam có hơn 320.000 lao động nước ngoài, tăng trung bình 8%/năm từ năm 2008. Một khảo sát trên các lao động nước ngoài năm 2019 của HSBC đã cho thấy Việt Nam tăng hạng từ vị trí 19 lên vị trí 10 trên bảng xếp hạng các nước có "môi trường làm việc và sống hấp dẫn" bởi chi phí sinh hoạt thấp và thu nhập đang tăng lên.

Đọc thêm

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.