Đạo đức và phát triển

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Cách đây khoảng 20 năm, người viết bài này đến thăm một tổng công ty dệt may, nơi gần như đầu tiên làm gia công, xuất khẩu sản phẩm sang châu Âu. Tổng Giám đốc đưa đi thăm các hạng mục đầu tư, trong đó có nhà vệ sinh cho nữ công nhân về mùa đông, ông giải thích “họ đến kiểm tra tận nơi, đó là một trong các tiêu chuẩn đạo đức trong sản phẩm”.

Sau đó là đến phong trào các doanh nghiệp áp dụng SA8000. SA8000 là một hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, trang trại hay văn phòng do Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát. SA8000 dựa trên Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về Quyền trẻ em của Liên Hợp quốc và một loạt các công ước khác của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). 

Nói điều này để thấy một vấn đề hệ trọng: Con người xưa nay rất quan tâm đến giá trị đạo đức. Đáng tiếc, đạo đức trong xã hội đang có biểu hiện xuống cấp.

Nhận ra điều này, năm ngoái ông Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã nói trên diễn đàn Quốc hội: “Ngăn chặn tình trạng này là vấn đề căn bản, cốt lõi để xây dựng một xã hội văn minh, an toàn, giàu tính nhân văn và củng cố giá trị văn hóa, đạo đức - nền tảng của sức mạnh dân tộc trong dòng chảy hội nhập”.

Mọi người đều nhận thức được nguy hại của sự xuống cấp đạo đức xã hội đối với sự phát triển của dân tộc chứ không riêng ông Bộ trưởng. Ngày 10/4, khi gặp mặt đại diện Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói, ông thấy rất xót ruột khi đạo đức xuống cấp. “Đạo đức là nền tảng tinh thần. Càng kinh tế thị trường thì càng phải quan tâm giữ gìn văn hóa, đó là bản chất của CNXH”, Tổng Bí thư nhận định.

Thế nhưng câu hỏi quan trọng là sự xuống cấp đó từ đâu mà ra thì hẳn là có rất nhiều câu trả lời. Câu trả lời nào cũng có lý do của nó và giải pháp không dễ dàng thực hiện một sớm, một chiều. Để giải đáp một cách thấu đáo, có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn, đảm bảo tính khả thi và bền vững thì càng khó hơn. Từ cách tiếp cận của văn hóa cũng như vậy.

Sẽ phải làm nhiều việc, tuy nhiên truyền đi thông điệp tích cực về những lối sống đẹp, những tấm lòng nhân ái trong xã hội và hình thành một dư luận xã hội ủng hộ cái chân - thiện - mỹ là vô cùng quan trọng. Về bản chất, xã hội là tốt và con người là hướng thiện. Cái thiện, cái đẹp của văn hóa trong xã hội sẽ giúp đẩy lùi tệ nạn và cái xấu, đạo đức tốt đẹp trong xã hội sẽ dần trở lại. 

Cán bộ, đảng viên phải nêu gương đạo đức trước nhân dân, người lớn phải nêu gương trước con trẻ, ứng xử đạo đức trong môi trường xã hội may ra  mới khôi phục được đạo đức. Xã hội không thể phát triển bền vững nếu đạo đức bị hủy hoại.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội hướng dẫn phân biệt Căn cước công dân thật và giả
(PLVN) - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an (C06) đã có hướng dẫn các cơ quan, doanh nghiệp, văn phòng công chứng cách để phân biệt ứng dụng VNeID thật, giả và Căn cước công dân (CCCD) thật, giả nhằm góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm, giả mạo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Dự án Luật Quảng cáo sửa đổi: Để quảng cáo là sản phẩm của văn hóa trí tuệ

Năm 2022, ngành VHTTDL đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Quảng cáo và các văn bản quy định chi tiết. (Nguồn: Bộ VHTTDL).
(PLVN) - Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quảng cáo đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống, là một trong những yếu tố tạo lập kiến trúc cảnh quan, phản ánh thẩm mỹ đô thị, biểu hiện văn hóa tiêu dùng của cộng đồng dân cư ở quy mô rộng lớn... Đó là những lý do để quảng cáo được xác định là một trong 12 ngành công nghiệp văn hóa với mục tiêu và phát huy tiềm năng, giá trị đặc sắc của văn hóa, góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ: Cần quy định cụ thể về trừ điểm giấy phép lái xe

Quy định về trừ điểm giấy phép lái xe được đánh giá là sẽ tác động tới hành vi, nâng cao ý thức của người tham gia giao thông. (Ảnh minh họa/Nguồn: TTXVN).
(PLVN) -  Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (dự thảo Luật) là quy định về trừ điểm giấy phép lái xe. Tán thành với nội dung này nhưng nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ràng hơn để tránh việc lợi dụng, lạm dụng khi thực thi.

Tiếp vụ mâu thuẫn chuyển nhượng vốn góp tại Công ty nước sạch Bạch Đằng: Đại diện Sở cho biết sẽ đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn, giải thích

Trụ sở Cty nước sạch Bạch Đằng tại thôn Trạm Lộ, xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn. (Ảnh: Gia Hải)
(PLVN) - Vừa qua, Báo PLVN có bài phản ánh sự việc ông Nguyễn Văn Cường (ngụ phường Bình Hàn, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) cho rằng mình bị “gây khó” khi nhận chuyển nhượng phần vốn góp tại Cty TNHH nước sạch Bạch Đằng (trụ sở xã Bạch Đằng, TX Kinh Môn).

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in

Quy định mới liên quan quản lý tiền mới in
(PLVN) - Khi xuất tiền mới in từ Quỹ dự trữ phát hành sang Quỹ nghiệp vụ phát hành tại NHNN chi nhánh và ngược lại, thủ kho bên giao lập bảng kê seri của các loại tiền theo quy định. Thủ kho bên nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu nội dung bảng kê với thực tế giao nhận...