Đà Nẵng: Hội nghị phản biện dự án Marina Complex được tổ chức theo kịch bản phản đối được biết trước

Hội nghị phản biện xã hội đối với các dự án Bất động sản ảnh hưởng dòng chảy sông Hàn Đà Nẵng
Hội nghị phản biện xã hội đối với các dự án Bất động sản ảnh hưởng dòng chảy sông Hàn Đà Nẵng
(PLVN) - Không nằm ngoài dự đoán của Báo Pháp luật Việt Nam đã nêu trong các bài viết trước đó, Hội nghị phản biện dự án Marina Complex  do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) TP Đà Nẵng tổ chức ngày hôm nay (7/5) chỉ là buổi tập hợp các ý kiến phản đối dự án và được nói theo kiểu một chiều.

Ngay từ đầu diễn ra, tài liệu của Ban Thường trực MTTQVN TP Đà Nẵng gửi cho đại biểu và báo chí tham dự cũng như ghi nhận thực tế cho thấy, trong thời lượng 1 buổi sáng, đối với đại diện được mời trình bày tham luận chỉ đọc nội dung mình soạn sẵn.

Hơn nữa, những nội dung này, PLVN cũng như dư luận từng lên tiếng rằng, do Ban tổ chức Thường trực Ủy ban “đặt bài” theo ý phản biện “đã có định hình trước” và Hội nghị này, thực chất là nơi tập hợp các ý kiến phản đối dự án mang danh nghĩa dư luận xã hội.

Cụ thể, được mời đánh giá tác động xã hội, ông Bùi Văn Tiếng, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy đã mở đầu bằng việc giới thiệu “Cách đây gần nửa tháng, tôi đã trình bày quan điểm rõ ràng của mình, đăng trên Báo Đà Nẵng ngày 24/4, về yêu cầu phải đảm bảo dòng chảy và tầm nhìn trên sông Hàn mà Dự án Marina Complex chắc chắn là một trở lực”.

Những tham luận được chọn tại Hội nghị phản biện chỉ đi theo 1 hướng
Những tham luận được chọn tại Hội nghị phản biện chỉ đi theo 1 hướng

Từ đó, trong bài tham luận của mình, nội dung của ông đi xuyên suốt việc phản ứng Dự án Mairina Complex như những gì Báo PLVN dự đoán, cũng như dư luận đã biết trước.

Tương tự, đại diện Hội Nông dân Thành phố, ông Phan Đức Hải; Hội Quy hoạch PTĐT Đà Nẵng, ông Trần Văn Thiết; Phó Chủ tịch TT Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng đều đọc lại quá trình hình thành dự án với ý chính, nêu lên việc ảnh hưởng của dự án tới dòng chảy. Tuy nhiên, việc phản biện không hề chỉ ra những số liệu cụ thể ảnh hưởng như thế nào ngoài việc lấy lại ý kiến của các Sở ban ngành và báo chí đã nêu trước đó.

Đơn cử, trong một tài liệu tham luận “đặt bài” mà Báo PLVN có được, đơn vị này ngay lập tức lên tiếng việc lấn sông của dự án có ảnh hưởng rất nhiều đến dòng chảy. Thậm chí người đại diện còn nêu: “Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với các ý kiến cho rằng TP Đà Nẵng tạm dừng triển khai Dự án để kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý là đẩy doanh nghiệp vào sự bế tắc”.

Cụ thể, tham luận nêu: "Dự án tiến hành đầu năm 2011 nhưng đến năm 2017 mới quyết định triển khai thực hiện giai đoạn 2. Vậy giai đoạn 1 làm gì, có lấp sông hay không, hay giai đoạn 2 mới lấp sông. Nếu giai đoạn 2 mới đổ đất lấp sông, từ đầu năm 2017 dự án có làm đầy đủ thủ tục hay không? Việc lấn sông Hàn có làm xấu cảnh quan hay không? Nhất là việc đánh giá tác động môi trường; các nhà khoa học có được mời tham gia phản biện hay không? Có tổ chức hôi nghị phản biện lấy ý kiến của các nhà hoạt động khoa học, xã hội, ý kiến dư luận xã hội và chủ dự án có tiếp thu hay không và thông tin ngược lại sau khi có ý kiến phản biện để dự án bảo vệ trên có số được góp ý; hoạt động này có được tổ chức hay không? 

Trong khi, với những câu hỏi này, từ nhiều năm trước TP Đà Nẵng đã trả lời rõ ràng. Thậm chí có khoảng thời gian rất dài để tất cả các chuyên gia, dư luận nói lên ý kiến của mình. Điều này cho thấy, gọi là hội nghị phản biện nhưng hoàn toàn không đúng với mục đích khách quan nhất. 

Một trong những nội dung được đưa ra phân tích tại Hội nghị phản biện
Một trong những nội dung được đưa ra phân tích tại Hội nghị phản biện

Đáng chú ý, được mời đánh giá về tác động môi trường, GS.TS Nguyễn Thế Hùng, Khoa XD Thủy lợi - Thủy điện, trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng đã mô phỏng, giới thiệu các thử nghiệm ảnh hưởng dòng chảy do việc lấn sông Hàn hay không. Chốt lại vấn đề, ông Hùng cho rằng, chưa thể khẳng định ảnh hưởng đáng kể hay không việc dâng mực nước sông Hàn khi xây dựng bến du thuyền. Ông Hùng đề nghị, cần thuê chuyên gia tư vấn độc lập và có kinh nghiệm tính toán lại ảnh hưởng của việc Xây dựng bến du thuyền này và nên cắm mốc hành lang thoát lũ trước khi xây dựng một dự án.

Thế nhưng, trong báo cáo gửi báo chí của Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN, nội dung tham luận của ông Hùng lại được viện dẫn theo ý phản đối Dự án, khác với những gì ông đã trình bày tại hội nghị. Điều này cho thấy, Hội nghị này thực sự có mục đích tập hợp quan điểm phản đối dự án, điều mà Báo Pháp luật Việt Nam đã cảnh báo ngay từ khi Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo tổ chức Hội nghị này.

Qua những nội dung tham luận, nhiều người đặt cho rằng, không có cơ sở phù hợp và tiếng nói khách quan, kịch bản đặt bài cũng đã được báo chí chỉ ra trước đó, vậy Hội nghị ra đời cũng chỉ để nói nương theo dư luận. Đặc biệt, khi dư luận điều khiển, chính quyền Đà Nẵng lại căn cứ vào đó để ra quyết định, liệu có công tâm?

Cũng cần nói thêm, vấn đề dư luận đang quan tâm hàng đầu đối với hội nghị này là tại cuộc họp của Thường trực Thành ủy với các cơ quan chức năng mới đây, Bí thư Thành ủy có nói đến việc cần báo cáo rà soát các dự án đang triển khai ven sông Hàn.

Cụ thể, cuộc họp nêu, mặc dù trên sông Hàn có loạt dự án của nhiều chủ đầu tư đã đưa vào khai thác hoặc đang triển khai thi công, nhưng Thường trực Thành ủy Đà Nẵng chỉ đạo “việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch chỉ thực hiện đối với các dự án đang trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư, xây dựng; không thực hiện đối với các dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng”. Thường trực Thành ủy Đà Nẵng cũng đề nghị Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP có văn bản đề nghị chủ đầu tư các dự án đang trong quá trình triển khai tạm dừng việc thi công để phối hợp các Sở, ngành chức năng rà soát, nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch dự án.

Hướng chỉ đạo của Thường trực Thành ủy Đà Nẵng là, “các Sở, ngành chức năng rà soát kỹ hồ sơ pháp lý đối với các dự án đang triển khai ven sông Hàn; làm việc, trao đổi thống nhất với các nhà đầu tư để xem xét phương án điều chỉnh quy hoạch các dự án đang triển khai theo hướng giảm mật độ xây dựng đơn vị ở, không xây dựng công trình cao tầng, tăng mật độ cây xanh, lối đi công cộng tại khu vực bờ sông phía Tây đường Trần Hưng Đạo, quận Sơn Trà”.

Như vậy, việc kiểm tra, rà soát chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp với một vài dự án đang triển khai chứ không phải với tổng thể, toàn diện sông Hàn. Đồng thời, với các dự án tiến hành rà soát, cũng chỉ “nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch dự án” theo hướng giảm mật độ xây dựng đơn vị ở, không xây dựng công trình cao tầng, tăng mật độ cây xanh, lối đi công cộng.

Với nội dung chỉ đạo này có thể thấy điều mà Thành ủy Đà Nẵng muốn tập trung vào vấn đề kiến trúc cảnh quan, mật độ xây dựng, không đề cập đến việc có cần làm rõ các dự án này có lấn sông Hàn, gây ảnh hưởng dòng chảy hay không.

Cũng qua sự chỉ đạo này, một mâu thuẫn rất to trong chỉ đạo điều hành của chính quyền TP Đà Nẵng đã hiện ra. Dừng dự án để phản biện vì "dư luận" có ý kiến dự án "gây ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn" nhưng lại muốn rà soát điều chỉnh quy hoạch theo hướng "điều chỉnh mật độ xây dựng", cắt bỏ các khối nhà cao tầng để tăng mật độ cây xanh và đường đi. Vậy, cuối cùng thì Thành ủy và UBND Thành phố Đà Nẵng thực sự muốn gì từ việc lấy cớ dự án làm ảnh hưởng đến dòng chảy sông Hàn?

Bên cạnh đó, Hội nghị phản biện đã "hạ màn" và làm lộ ra hai vấn đề mà các nhà đầu tư thực sự quan ngại. Đó là sự can thiệp công việc của chính quyền từ phía Thành ủy và vấn đề doanh nghiệp là nạn nhân của tình trạng quản lý chồng chéo. Ngay cả khi doanh nghiệp tuân thủ pháp luật và hồ sơ pháp lý không sai gì thì doanh nghiệp vẫn bị hành một cách không thương tiếc. Một chính quyền thượng tôn pháp luật, tôn trọng quyền lợi của nhà đầu tư sẽ không bao giờ làm vậy.

PLVN tiếp tục có những ghi nhận từ những chuyên gia phản biện độc lập./.

Đọc thêm

Trồng cây gai dầu có vi phạm pháp luật không?

Cây gai dầu - Ảnh: Internet
(PLVN) - Bạn đọc thắc mắc: "Quy định của pháp luật Việt Nam về việc trồng và làm các sản phẩm từ cây gai dầu như thế nào? Nếu được phép trồng thì thủ tục và quy định cụ thể ra sao?"

Điều cần lưu ý nếu quyết định thu phí cao tốc

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự thảo Luật Đường bộ mới nhất chuẩn bị để xin ý kiến đại biểu Quốc hội chuyên trách quy định thu phí sử dụng với phương tiện lưu thông trên cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác. Đó là các tuyến được đầu tư công và theo hình thức khác khi kết thúc hợp đồng đã chuyển giao cho Nhà nước.

Cẩn trọng với những hành vi gây hại cho đồng tiền

Những hành vi hủy hoại tiền Việt Nam trái pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm. (Ảnh minh họa - Nguồn: Tuoitre.vn)
(PLVN) - Rải tiền cầu lộc, cúng tiền cô hồn, rải tiền đám ma xuống đường, làm bó hoa bằng tiền hay đốt tiền, xé tiền… những hành vi ấy đều vi phạm pháp luật, có thể bị phạt từ 10 đến 15 triệu đồng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi.

Bộ Công an: Một số nội dung người dân cần biết khi Luật Căn cước có hiệu lực

Thiếu tướng Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an (Ảnh: BCA).
(PLVN) - Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024, Bộ Công an đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Luật. Việc thu thập mống mắt, ADN sẽ được triển khai thực hiện như thế nào? Những ai sẽ cần đổi Thẻ Căn cước sau khi Luật có hiệu lực.. là những nội dung được giải đáp tại Họp báo Quý I/2024 do Bộ Công an tổ chức, chủ trì diễn ra vào sáng nay (26/3).

Dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi): Đề xuất ghi âm, ghi hình phiên tòa phải được chủ tọa cho phép

Ảnh minh họa. Plo.vn
(PLVN) -  Tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), TAND tối cao đề xuất việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa, phiên họp chỉ được thực hiện khi chủ tọa cho phép. Trường hợp ghi âm, ghi hình ảnh người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp; phải được sự đồng ý của họ.

Thiên Đàng Quảng Ngãi: 9 lần gia hạn vẫn phơi nắng, phơi mưa

Hiện trường vụ khai thác cát trong khu du lịch Thiên Đàng. (Ảnh trong bài: Vân Anh)
(PLVN) - Dự án khu du lịch Thiên Đàng có diện tích hơn 100ha tại Khu kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), từng được kỳ vọng là “cú hích” trong phát triển du lịch ven biển của Quảng Ngãi nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Thế nhưng, sau gần 20 năm đầu tư xây dựng, dự án dự kiến có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng trở nên hoang tàn.

Đề xuất Bí thư tỉnh uỷ được bố trí nhà ở công vụ ngang cấp Bộ trưởng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Tại Dự thảo Quyết định về tiêu chuẩn, định mức nhà ở công vụ, Bộ Xây dựng đề xuất tiêu chuẩn nhà ở công vụ đối với cán bộ ở địa phương được bố trí nhà ở công vụ với hai loại hình: Nhà liền kề diện tích đất từ 200m2 đến 250 m2 hoặc căn hộ chung cư diện tích sử dụng từ 145 m2 đến 160 m2, định mức kinh phí tối đa trang bị nội thất đồ dời cho nhà liền kề và căn hộ chung cư công vụ này là 250 triệu đồng, tương đương với cấp Bộ trưởng.

Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long: Yêu cầu Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền khắc phục ô nhiễm

Nhà xưởng bao trùm bộ phận thải khí ra môi trường của Nhà máy đang được thi công. (Ảnh: Nguyễn Thuận)
(PLVN) - Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Vĩnh Long thông tin, đầu tháng 3/2024, Sở phối hợp với địa phương làm việc với Nhà máy xay xát lúa Thành Tiền (ấp Hồi Thạnh, xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn) về kết quả thực hiện các hạng mục của giấy phép môi trường, tiến độ thực hiện theo biên bản của Đoàn kiểm tra.

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương

Thanh Hóa: Kết luận về một số vi phạm tại Sở Công Thương
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Thanh Hóa vừa công bố Kết luận số 336/KL-TTTH ngày 6/2/2024 về trách nhiệm việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý, sử dụng tài sản công, ngân sách nhà nước; thực hiện công vụ của cán bộ, công chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ hành chính công cho cá nhân, tổ chức tại Sở Công Thương.

Thủ tục cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024

Công dân làm căn cước công dân gắn chip tại Hà Nội. (Ảnh: thanhnien.vn)
(PLVN) - Luật Căn cước 2023 lần đầu tiên quy định cấp thẻ căn cước cho trẻ em từ 1/7/2024. Trong đó, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi sẽ được làm căn cước nếu có nhu cầu, từ đủ 14 tuổi trở lên bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

Sự việc sổ đỏ bị từ chối chỉnh lý biến động tại Tây Ninh: Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh đang kiểm tra, xác minh

Mỗi khi đến thăm đất, bà Hoa đều phải phá khóa, do liên tục bị người khác khóa cổng. (Ảnh: Tiến Dũng)
(PLVN) - Ông Trần Văn Lô, chuyên viên Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Tây Ninh (VPĐKĐĐ), người được VPĐKĐĐ cử làm việc với PLVN, cho biết VPĐKĐĐ đang cho kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo trên của bà Hoa. “Hiện Phòng nghiệp vụ của VPĐKĐĐ đang thụ lý đơn của bà Hoa. Khi có kết quả, VPĐKĐĐ sẽ thông báo công khai”, ông Lô nói.