Vụ Euroland bị tố dùng tiền của khách hàng “bôi trơn” làm sổ đỏ: Nghi vấn sẽ sớm được làm rõ

Vụ Euroland bị tố dùng tiền của khách hàng “bôi trơn” làm sổ đỏ: Nghi vấn sẽ sớm được làm rõ
(PLO) - Sau khi vụ việc lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa nhận có tình trạng công chức nhận tiền “bôi trơn” để làm sổ đỏ ở Hà Nội thì Công ty TSQ, Việt Nam, chủ đầu tư khu đô thị Làng Việt kiều Châu Âu tại phường Mỗ Lao, quận Hà Đông đã bị khách hàng tố là dùng tiền của khách hàng để “bôi trơn” làm sổ đỏ. 
Ngày 18/11/2014, Công ty TSQ đã gặp gỡ báo chí để giải thích rõ sự việc liên quan đến những thông tin cáo buộc Công ty đã làm sử dụng tiền của khách hàng để bôi trơn.
Xuất phát từ việc ngày 4/11/2014, Công ty TSQ Việt Nam có thông báo gửi khách hàng về việc chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (sổ đỏ), trong đó có khoản phí 7 triệu đồng thì nghi vấn Công ty TSQ thu 7 triệu đồng để bôi trơn đã được một số cư dân của chung cư CT1 đặt ra. Nghi vấn này liên quan đến việc sử dụng số tiền trên như thế nào? Tại sao Công ty TSQ lại thu tiền của các hộ dân?
Giải thích về điều này, đại diện Công ty TSQ khẳng định, số tiền trên được sử dụng để chi cho các dịch vụ mà Công ty phải mua của các doanh nghiệp khác, như dịch vụ đo đạc, dịch vụ tư vấn. Ngay trong thông báo ngày 4/11/2013, các chi phí cũng đã được công khai và liệt kê cụ thể, trong đó có cả các khoản lệ phí phải nộp cho cơ quan nhà nước. Ông Đỗ Quân, Tổng Giám đốc TSQ Việt Nam khẳng định, không có chuyện Công ty sử dụng tiền thu của khách hàng để “bôi trơn” (được hiểu là hối lộ) trong quá trình làm “sổ đỏ” cho khách hàng mua nhà chung cư CT1, khu đô thị Euroland, phường Mỗ Lao, Hà Đông. 
Trong cuộc gặp gỡ với một số cơ quan báo chí, Công ty TSQ Việt Nam cũng khẳng định, việc Công ty thu phí dịch vụ để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận là một thỏa thuận với khách hàng mà không mang tính bắt buộc. Hộ gia đình nào không sử dụng dịch vụ này thì có thể tự làm và Công ty vẫn hỗ trợ đầy đủ. Cũng theo đại diện Công ty TSQ Việt Nam, đến thời điểm này, đã có hơn 350 khách hàng đã nộp tiền để Công ty thực hiện dịch vụ làm sổ đỏ cho các hộ dân. 
Đối với các hộ dân không có nhu cầu sử dụng dịch vụ này thì không cần thiết phải nộp tiền cho Công ty mà tự thực hiện, Công ty sẽ hỗ trợ về hồ sơ theo hợp đồng mua bán căn hộ để các hộ dân tự liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để xin làm sổ đỏ. Trả lời câu hỏi “các hộ dân được gì khi nộp 7 triệu đồng?”, ông Đỗ Quân, Tổng Giám đốc Công ty TSQ cho biết, vì đây là dịch vụ nên việc người dân trả tiền thì người dân không phải tự đi thực hiện các công việc mà lẽ ra họ phải thực hiện nên cái người dân nhận được chính là sự phục vụ của Công ty và thời gian mà họ không phải đi làm các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà.
Theo bà Đoàn Thị Phượng, Phó Ban Quản trị tòa nhà CT01 khu đô thị Euroland cho biết, việc công ty TSQ thu tiền của người dân là hoàn toàn công khai và việc này đã được thông báo bằng văn bản đến tòa thể cư dân trong khu chung cư. Các hộ dân có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty cũng đã nhất trí nộp tiền.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách, đơn vị tư vấn pháp luật cho Công ty TSQ Việt Nam cũng cho rằng, không có cơ sở để kết luận chủ đầu tư Euroland sử dụng tiền của khách hàng để “bôi trơn” khi làm dịch vụ cho khách hàng. Theo Luật sư Nguyễn Hồng Bách, việc Công ty thu 7 triệu đồng của khách hàng liên quan đến việc làm dịch vụ cho khách hàng, sẽ được xuất hóa đơn khi dịch vụ hoàn thành. Nếu chỉ nhìn vào việc thu tiền của khách hàng để cho rằng đó là tiền bôi trơn hay Công ty đã bôi trơn khi làm “sổ đỏ” là không có căn cứ.
Sự việc doanh nghiệp thu tiền của khách hàng để cung cấp dịch vụ xin cấp sổ đỏ đã bị quy kết thành thu tiền để bôi trơn đang được UBND quận Hà Đông và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thanh tra, xác minh. Sự việc sẽ sớm được cơ quan chức năng kết luận./. 

Đọc thêm

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.