Tiền đâu để sửa chữa gần 2 vạn km quốc lộ xuống cấp?

Ngoài hàng chục ngàn km đường xuống cấp, cả nước có hơn 400 cầu yếu cần sửa chữa
Ngoài hàng chục ngàn km đường xuống cấp, cả nước có hơn 400 cầu yếu cần sửa chữa
(PLO) - Tổng cục Đường Bộ Việt Nam (TCĐBVN) khép lại năm công tác 2018 với khá nhiều con số được cho là “ngổn ngang”, như: hơn 16 ngàn km đường cần trung, đại tu nhưng thiếu nguồn; tiến độ hoàn thành việc thu phí tự động không dừng trên một số tuyến quốc lộ bị “trượt”; mâu thuẫn quyền lợi giữa các nhà đầu tư BOT với người dân vẫn còn đó. 

Một năm sửa chữa chưa tới… 1.000 km đường 

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cho rằng, TCĐBVN đang quản lý khối lượng tài sản khổng lồ của nhà nước, từ hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc đến hệ thống cầu, cống. “Phải làm sao để quản lý tốt, duy tu bảo dưỡng tốt để phục vụ nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của người dân. Hệ thống đường quốc lộ, đường cao tốc được ví như mạch máu trong cơ thể nền kinh tế đất nước. Do đó, hệ thống “mạch máu” này cần được tổ chức tốt, vận hành tốt thì mới thúc đẩy nền kinh tế cả nước đi lên”- lãnh đạo Bộ GTVT lưu ý.

Theo ông Thể, hiện nay cả nước còn hơn 16.000km đường bộ quá hạn trung, đại tu; tức còn rất nhiều đường đang xuống cấp, cần được đầu tư, sửa sang. Do đó, các đơn vị chuyên môn của Tổng cục phải tích cực hơn trong đánh giá thực trạng các con đường này, đề xuất, báo cáo Chính phủ bố trí kinh phí sửa chữa, để mỗi đoạn đường đi không trở thành “cung đường ám ảnh” với người dân đi lại.

Liên quan đến nội dung này, theo ông Nguyễn Xuân Cường, Phó Tổng cục trưởng TCĐBVN, mỗi năm đơn vị này thường xuyên bảo dưỡng hơn 21.400km đường quốc lộ và đường cao tốc. Năm qua, khối lượng sửa chữa tập trung được trên 6,35 triệu m2 (tương đương hơn 908km đường cấp III). Ngoài ra, sửa được 299 cầu và nhiều hạng mục khác. 

Tuy nhiên, lãnh đạo Tổng cục thừa nhận trong số hơn 21.000km quốc lộ đang bảo trì bằng Quỹ Bảo trì trung ương, hiện có 10.773km quá thời hạn trung tu, 5.123km quá thời hạn đại tu. Trong số 6.255 cầu trên hệ thống quốc lộ, còn khoảng trên 400 cầu yếu, cầu hẹp cần nâng cấp.

Theo đánh giá của Tổng cục Đường bộ, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhu cầu vận tải đường bộ lớn và ngày càng tăng nhưng tỷ lệ mặt đường bê tông nhựa là 43%, thấp nhất cả nước. Đường láng nhựa chiếm 49,2%, còn lại là kết cấu khác. “Cần dịch chuyển cơ cấu đầu tư và nguồn lực bảo trì cho khu vực này trong thời gian tới, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến GTVT”- ông Cường nhấn mạnh.

Với khu vực trung du và miền núi phía Bắc, có 86% đường  cấp IV, V và VI. Thời gian tới, khu vực này cần cải tạo cấp hạng kỹ thuật, xử lý các đoạn có bán kính nhỏ, nhất là các tuyến đường cấp V, VI, mặt đường rộng 3,5m không đủ xe tránh và vượt. 

Ở miền Trung và Tây Nguyên có tới 64% là đường cấp IV trở xuống, nên cần cải tạo các đường nhỏ, hẹp, bán kính cong hạn chế. Khu vực đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ thì hệ thống giao thông phát triển hơn. Hai khu vực này tới đây sẽ chú trọng xây dựng các tuyến cao tốc, đường đô thị để giảm ùn tắc.

Chưa thu phí tự động, chưa minh bạch BOT

Lãnh đạo TCĐBVN thừa nhận, việc triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng còn chậm so với yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ (vận hành các trạm thu phí đường bộ trên QL1 và đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên trước ngày 31/12/2018). Theo lý giải của Tổng cục, nguyên nhân việc chậm trễ này là do năng lực tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ còn yếu; việc phối hợp của các nhà đầu tư BOT chưa cao. 

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện cho biết, việc thực hiện thu phí không dừng đang được các đơn vị nỗ lực thực hiện và sẽ hoàn thành trong năm 2019. 

Ngoài ra, bấp cập tại một số dự án BOT đang là vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm. Thời gian gần đây, người dân đã phản đối nhiều trạm thu phí có dấu hiệu “nhầm chỗ”, như BOT Bắc Thăng Long - Nội Bài; BOT Quốc lộ 18 thuộc dự án Bắc Ninh - Uông Bí; BOT Tân Đệ (Thái Bình); BOT Mỹ Lộc (Nam Định)… Tuy nhiên, Lễ tổng kết năm 2018 và định hướng hoạt động của TCĐBVN 2019 dường như không nhắc đến vấn đề này? TCĐBVN chỉ nêu ngắn gọn là sẽ tiếp tục quản lý các Dự án BOT, xử lý các bất cập tại các trạm thu phí bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ. 

Năm 2018, giải ngân hơn 3.000 tỷ đồng

Theo TCĐBVN, hiện nay đơn vị đang quản lý 33 dự án, công trình, gồm 8 dự án xây dựng cơ bản và 25 dự án bảo trì. Trong năm 2018, đơn vị này đã giải ngân cho các dự án  tổng giá trị là là 3093,3 tỷ đồng.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.