Thủ tướng cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

(PLVN) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự lễ cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau 10 năm thi công.

Ngày 4/1, Đoàn công tác của Chính phủ do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đã di chuyển thực nghiệm trên toàn tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận từ nút giao cuối tuyến (huyện Cái Bè – Tiền Giang) về nút giao đầu tuyến (nút giao Thân Cửu Nghĩa) và dự lễ cắt băng thông tuyến cao tốc trung Lương – Mỹ Thuận.

Đây là lần thứ 4 Thủ tướng trực tiếp đến công trường dự án cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận để kiểm tra, đôn đốc tiến độ, động viên cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công tại công trường; các phó thủ tướng cũng đã 3 lần vào kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cho thấy Chính phủ rất quan tâm đến tuyến đường huyết mạch này.

Thủ tướng cùng các đại biểu cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
 Thủ tướng cùng các đại biểu cắt băng thông tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Sau gần 10 năm đình trệ, tiến độ chỉ đạt 10% khối lượng, nhiều lần thay đổi chủ đầu tư, nhà đầu tư, nhà thầu; đến tháng 3/2019, liên danh các nhà đầu tư đã mời Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả tham gia quản trị, điều hành dự án.

Sau hơn 1 năm tái khởi động, với tinh thần 3 xuyên: Xuyên đêm, xuyên lễ/ tết, xuyên dịch; đến nay dự án đã thi công đạt hơn 70% khối lượng, hoàn thành theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ phải thông tuyến trước 31/12/2020. Đến hiện tại, tuyến chính dài hơn 51km đã được thông, một số đoạn trên tuyến chính được trải cấp phối đá dăm, thảm bê tông nhựa; các cầu trên tuyến đã hoàn thành mặt cầu, các đường dẫn cầu đã đắp xong vật liệu dạng hạt và thực hiện vuốt nối.

Các hạng mục còn lại như kết cấu mặt đường, hệ thống an toàn giao thông, chiếu sáng, trạm thu phí… đang được tiếp tục thi công hoàn thành. Trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ được tổ chức lưu thông tạm thời nhằm giảm tình trạng ùn tắc, kẹt xe trên Quốc lộ 1A.

Nhân dịp này, Công ty cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận kiến nghị Bộ GTVT, UBND tỉnh Tiền Giang sớm giải quyết các vướng mắc kéo dài về việc thu phí của tuyến TP HCM – Trung Lương, sử dụng các trạm thu phí sẵn có trên cao tốc để tổ chức quản lý thu phí đồng bộ liên thông trên toàn tuyến cao tốc từ TP.HCM đến Mỹ Thuận – Cần Thơ;

Đồng thời kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ trì, phối hợp Bộ GTVT, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước cùng các nhà đầu tư lập kế hoạch hoàn thành các công việc tiếp theo, xác định rủi ro tiềm ẩn về kỹ thuật do tác động của biến đổi khí hậu, địa chất, pháp lý, tài chính … để báo cáo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và nhân dân khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác trong năm 2021.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi lễ.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương các doanh nghiệp, các bên liên quan, cán bộ, công nhân lao động trên công trường đã nỗ lực thông tuyến đúng thời hạn như cam kết với Chính phủ và lòng mong đợi của hơn 21 triệu dân ĐBSCL, đồng thời đánh giá cao 4.000 hộ dân đã di dời, người đất cho dự án, đặc biệt không xảy ra khiếu kiện trong quá trình đền bù, giải phóng mặt bằng. Thủ tướng nêu rõ: Khối lượng công việc của giai đoạn 2 còn rất lớn, phải tiếp tục nỗ lực hơn nữa để năm 2021, khánh thành tuyến cao tốc mẫu mực này với tiêu chuẩn quốc tế.

Sáng cùng ngày, Thủ tướng cùng đoàn công tác cũng tham dự lễ khởi công dự án cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ. Trong tương lai, khi tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận thông xe cùng các dự án khác đang và sẽ được triển khai sẽ giúp hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL được thông suốt, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng, hội nhập cùng cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Đọc thêm

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.