“Thí mạng” khi mở lối đi tắt dưới gầm cầu đường sắt trên cao

Một đoạn tuyến đường sắt trên cao
Một đoạn tuyến đường sắt trên cao
(PLO) - Tuyến đường sắt đô thị số 3 đi qua tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy nằm trong Dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang bước dần vào khâu hoàn thiện. Thế nhưng tuyến đường bộ phía dưới gầm cầu không có rào chắn, hay bó vỉa đã bị lật phá tung để mở đường tiềm ẩn nguy hiểm khôn lường về an toàn giao thông đô thị.  

Tại điểm giao đường Nguyễn Văn Huyên –  đường Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy luôn xảy ra ùn tắc kéo dài vào giờ cao điểm. Nguyên nhân chính do người tham gia giao thông tự mở đường đi cắt ngang đường qua phần gầm cầu đường sắt trên cao. 

 Ngày 23/10/2018, phóng viên ghi nhận tình trạng người tham gia giao thông bất chấp lao qua gầm cầu đường sắt trên cao, phần đường chưa được sửa chữa, ngổn ngang đá, đất cát, bê tông lổn nhổn.

Chị Đ.T, người dân sống ở đường Cầu Giấy cho biết:“Tôi ở đây nhưng không dám đi kiểu “đường ngang ngõ tắt” như vậy. Quanh đây mấy người dân họ tự cào đất, chèn đá gạch để nâng cao phần gầm cầu đó cho bằng mặt đường. Tình trạng này mới bắt đầu từ mấy tháng nay, nhiều người đi qua không quan sát hoặc đi xe nhanh qua bị va chạm, tai nạn nhiều lắm. Có vài lần đơn vị thi công họ phải dựng lại bó vỉa nhưng chỉ được vài hôm đâu lại vào đấy. Trước chỉ là lối nhỏ cho xe máy, giờ đến cả ô tô cũng đi qua”. 

Nhiều người dân đã tự ý di chuyển bó vỉa hè, mở đường ngang trái phép gây mất an toàn giao thông. Vì được mở tự phát nên các điểm đường ngang không có biển báo, đèn tín hiệu… dẫn đến không ít những vụ va chạm xảy ra bởi tầm nhìn bị che khuất.

Mở tạm bợ nên chỗ tiếp giáp đường sắt thường lồi lõm, xe qua lại rất dễ bị đổ, ngã hoặc chết máy. Điều đáng lo ngại hơn những điểm cắt ngang đường này được tôn tạo mở rộng, bó vỉa vừa cho cả ô tô đi. 

Tình trạng kéo dài như vậy sẽ xảy ra tai nạn giao thông không đáng có. Tuy nhiên, đến nay trên tuyến đường này không có sự can thiệp của bất kỳ lực lượng an ninh, cảnh sát giao thông, hay đơn vị thi công rào chắn lại đoạn đường tự mở. Hàng loạt khối bê tông bó vỉa hè bị đẩy ra ngổn ngang, phía trên đường sắt trên cao vẫn đang ở những khâu hoàn thiện.

Hỏi rằng vật liệu xây dựng rơi xuống thì tính mạng người tham gia giao thông sẽ ra sao? Nguy hiểm rình rập là vậy nhưng người tham gia giao thông vẫn chưa có ý thức được hành vi của mình chỉ vì “ngại”, “ tiện” của mình. 

Từ thực trạng đường tự phát này các đơn vị, cơ quan chức năng nên xem xét, đưa ra các biện pháp, phương án xử lý, dẹp bỏ các điểm đường ngang tự phát, tránh gây ùn tắc, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Đối với người điều khiển phương tiện  nếu không đi đến những điểm quay đầu theo quy định cũng cần xử phạt theo Luật Giao thông đường bộ. 

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.