Tăng kinh phí giải phóng mặt bằng quốc lộ 18

Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mắt bằng QL18 tăng khủng từ mức 234 tỷ lên thành 1.200 tỷ đồng
Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mắt bằng QL18 tăng khủng từ mức 234 tỷ lên thành 1.200 tỷ đồng
(PLO) - Theo quyết định ban đầu, tổng kinh phí chi trả đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án cải tạo nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí – Hạ Long chỉ là 234 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh đến nay tổng kinh phí để GPMB đã tăng lên con số “khủng” 1.200 tỷ đồng.
Từ 234 tỷ tăng lên 1.200 tỷ?
Năm 2011, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn qua thị xã Uông Bí – Hạ Long (Quảng Ninh) theo hình thức BOT. Kinh phí GPMB được phê duyệt ban đầu 234 tỷ đồng sử dụng từ nguồn ngân sách.  
Tháng 3/2012, qua kiểm đếm, đo đạc, điều chỉnh lại, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt phương án tổng thể bồi thường, hỗ trợ tái định cư với tổng kinh phí là 760 tỷ đồng, tăng hơn 525 tỷ đồng so với trước. 
Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành các quyết định nâng mức giá đất ở thực hiện bồi thường GPMB dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 tại các TP Uông Bí, Hạ Long và thị xã Quảng Yên lên. Điều này khiến chi phí bồi thường GPMB cho dự án cải tạo, nâng cấp QL18 tăng thêm 195 tỷ đồng nữa. Theo quy định, việc nâng mức giá đất này chỉ được thực hiện sau khi đã xin ý kiến của Thường trực HĐND. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá đất này không được Thường trực HĐND tỉnh thông qua nhưng vẫn được thực hiên. 
Chưa dừng lại, tháng 6/2013, tiếp thu ý kiến đề xuất của các cấp ngành, Quảng Ninh lại chi thêm 244 tỷ đồng cho các địa phương bồi thường đất hàng lang an toàn giao thông. Điều này khiến tổng kinh phí đền bù GPMB được phê duyệt ban đầu chỉ ở mức 234 tỷ đồng thì nay đã bị đẩy lên tới 1200 tỷ đồng, cao gấp hơn 4 lần.   
Nhiều tiền liệu có làm ẩu?
Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mắt bằng QL18 tăng khủng từ mức 234 tỷ lên thành 1.200 tỷ đồng
 Tổng kinh phí bồi thường giải phóng mắt bằng QL18 tăng khủng từ mức 234 tỷ lên thành 1.200 tỷ đồng
Điều đáng nói hơn nữa là trong quá trình đền bù, chi trả GPMB các địa phương như TP Uông Bí, Hạ Long và thị xã Quảng Yên đền bù “khống” tới hơn 42 tỷ đồng cho các trường hợp không đủ điều kiện bồi thường. Sau khi bị phát hiện ra các cơ quan chức năng đã tiến hành thu hồi lại khoản tiền trên nhưng đến nay vẫn chưa thể thu hồi hết được. 
Đơn cử như TP. Hạ Long đã lập và phê duyệt phương án bồi thường và hỗ trợ không đúng cho các hộ với tổng số tiền chi sai là gần 13 tỷ đồng. Sau khi phát hiện sai xót TP. Hạ Long đã vội vã ban hành các quyết định yêu cầu các phường, xã rà soát lại nguồn gốc sử dụng đất của các hộ dân và tiến hành thu hồi lại tiền chi trả lại. Tuy nhiên, đến nay cũng mới chỉ thu hồi được một phần, còn lại vẫn chưa thể thu hồi được
Điều đáng nói là dù mức tăng như vậy, nhưng nhiều hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng của dự án vẫn không được hưởng lợi, dẫn đến phải khiếu nại. Đơn cử như tại khu Bí Giàng (phường Yên Thanh) gần đây đã phải liên tục gửi đơn khiếu nại UBND TP Uông Bí áp dụng chính sách bồi thường không thỏa đáng khi thu hồi đất thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 18. 
Ông Phạm Thành Huy, một trong 9 hộ dân ở bị thu hồi đất cho biết, trước đây UBND tỉnh Quảng Ninh ra quyết định thu hồi khu vực này để giao cho Công ty đầu tư và xây dựng Licogi 2 thực hiện dự án đầu tư xây dựng-kinh doanh hạ tầng khu dân cư đô thị Yên Thanh. Tuy nhiên, hơn 140 hộ dân nằm trong diện bị ảnh hưởng đã không chấp thuận vì mức giá bồi thường, hỗ trợ quá thấp, tổng cộng chỉ khoảng 200 nghìn đồng/m2. Chính vì thế, quyết định thu hồi đất không được thực hiện, dự án bị “đắp chiếu”, người dân vẫn quản lý, sử dụng diện tích đất này để trồng lúa, rau màu…
Đến tháng 3/2012, UBND TP Uông Bí ra thông báo thu hồi đất GPMB dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 18 đoạn qua địa phận Uông Bí, trong đó có một phần diện tích đất nông nghiệp của 9 hộ dân. Nhưng thay vì áp dụng mức giá mới, TP Uông Bí chỉ bồi thường cho 9 hộ dân mức giá như áp dụng với dự án Licogi 2 thấp hơn gần nhiều lần mức giá bồi thường, hỗ trợ của dự án quốc lộ 18. 

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".