Mưa là tắc đường: Vì sao?

Hà Nội ùn tắc mỗi khi mưa.
Hà Nội ùn tắc mỗi khi mưa.
(PLVN) - Những ngày gần đây, do ảnh hưởng của bão khiến mưa kéo dài, Hà Nội dường như trở thành “thiên đường” của ùn tắc giao thông. Một lần nữa câu chuyện thiếu văn hóa khi tham gia giao thông lại được đề cập đến. Đây luôn là vấn đề nhức nhối và chưa có dấu hiệu cải thiện.

Mạnh ai nấy đi

Tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, lấn làn, coi thường pháp luật về giao thông, vì “nhanh một phút của mình” mà làm cả nghìn người khác phải chậm theo… vẫn diễn ra rất phổ biến. Thậm chí, người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ như đi đúng làn đường, dừng đèn đỏ, không lạng lách, đánh võng… đôi khi còn bị chính những người đang cùng di chuyển trên đường lớn tiếng trách móc ngược.

Ví dụ, chiều 14/10, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh xe buýt số 36 mang BKS 51B - 21840 chạy lấn làn đường, nháy đèn ra hiệu “bắt” ô tô đi ngược chiều đang đi đúng làn phải nhường đường xảy ra trên đường Phạm Ngọc Thạch, quận 3, TP.HCM. Khi ô tô không thể nhường, tài xế xe buýt vẫn cố tình đánh lái tranh giành vào làn đường đúng chiều để tiếp tục di chuyển. Sau khi clip được đăng tải, nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành động xem thường luật lệ giao thông của tài xế xe buýt.

Còn tại Hà Nội, những ngày gần đây, do ảnh hưởng của bão khiến mưa kéo dài, Hà Nội dường như trở thành “thiên đường” của ùn tắc giao thông. Từ đường lớn đến đường nhỏ đều ùn tắc nghiêm trọng. Dù đường tắc nghẽn, hàng trăm chiếc xe máy vẫn cố tình luồn lách qua khe hở của ô tô. Hàng trăm xe khác lại tìm cách cho xe chiếm vỉa hè của người đi bộ để di chuyển.

Theo ghi nhận của phóng viên, từ khoảng 17h ngày 14/10/2020, nhiều tuyến đường xảy ra ùn tắc kéo dài. Phố Nguyễn Chí Thanh, Chùa Bộc, Xã Đàn, Hồ Đắc Di, Tây Sơn, Phạm Ngọc Thạch, khu vực cầu vượt Ngã Tư Sở, đường Láng, Tố Hữu, Nguyễn Tuân... các phương tiện nhích từng xăng-ti-mét. Khung cảnh hỗn loạn xảy ra ở nhiều tuyến đường khi xe máy lao lên vỉa hè, len lỏi vào làn dành cho ô tô. 

Mặc dù vài năm trở lại đây, nhiều tuyến phố tại Hà Nội được nâng cấp mở rộng nhưng tình trạng ùn tắc vẫn xảy ra vào giờ cao điểm hoặc mỗi khi trời mưa. Nguyên nhân chủ yếu được cho là do sự vô tổ chức trong lưu thông của một bộ phận người tham gia giao thông. Ai cũng muốn đi trước nên thiếu sự nhường nhịn và phớt lờ sự điều tiết của lực lượng chức năng.

Không riêng Thủ đô Hà Nội, ở nhiều đô thị lớn trong cả nước cũng đều chung tình trạng hễ... mưa là tắc đường. Nếu ví chuyện tắc đường trong giờ cao điểm là “đặc sản” ở Hà Nội, thì ý thức kém của người tham gia giao thông lại là… “đặc sản của đặc sản”, nhất là mỗi khi trời đổ mưa.

Trong hoàn cảnh ấy, thay vì nhường nhịn để cùng nhau vượt qua một cách an toàn; thay vì chấp hành theo sự điều tiết của cảnh sát giao thông, đa phần người điều khiển xe máy thường mạnh ai nấy đi, luồn lách, quay đầu chuyển hướng vô tội vạ… Nhiều trường hợp còn điều khiển xe theo kiểu… “đường thừa chỗ nào thì xông vào chỗ đó”, miễn sao nhanh hơn người khác, dù chỉ cách nhau vài xăng-ti-mét.

Cũng tại Hà Nội, ngày 3/9, tài khoản facebook Phạm Tùng Lâm đã ghi lại hình ảnh ô tô BKS 29D-062.32 vô tư di chuyển tại tầng 1 cầu Thăng Long (hướng trung tâm thành phố), chắn hết phần đường lưu thông của các phương tiện khác. Trước đó, từ ngày 28 - 30/7, mạng xã hội cũng xuất hiện liên tiếp hình ảnh các xe ô tô BKS: 98A-270.25, 30E-932.69, 19A-262.44 thản nhiên di chuyển tại tầng 1 cầu Thăng Long khiến hàng trăm xe máy phía sau phải lưu thông với tốc độ “rùa bò”.

Với tâm lý ngại đi xa theo hướng cầu Nhật Tân để bất chấp quy định của cơ quan chức năng, cho xe đi vào đường cấm, vi phạm ấy của các tài xế không chỉ thể hiện sự thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Nguy hiểm hơn, xe ô tô lưu thông tại làn đường không thiết kế dành cho ô tô sẽ vừa gây tác động tiêu cực đến tuổi thọ hạ tầng giao thông, vừa gây ùn ứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông.

Người tham gia giao thông tại Việt Nam còn có rất nhiều hành động thể hiện ý thức văn hóa kém như: Dừng, đỗ xe trên cung đường có biển cấm; chở hàng quá khổ, quá tải, lùi xe trên cao tốc; đặc biệt là sử dụng rượu, bia, chất ma túy trước khi điều khiển phương tiện. Tất cả hành vi đó đều có thể dẫn đến những vụ tai nạn giao thông thảm khốc.

Đừng “đổ oan” cho mưa

An toàn giao thông là vấn đề luôn được các ngành, các lực lượng chức năng quan tâm, thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục rộng khắp. Nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn có những ứng xử, hành động thiếu văn hóa, gây ảnh hưởng và nguy hiểm cho bản thân và cộng đồng.

Từ những hành vi ứng xử thiếu văn hóa trong tham gia giao thông đã dẫn đến những tai nạn, va chạm đáng tiếc xảy ra, làm nhiều người bị thương, thậm chí là tử vong. Tổn thất do tai nạn giao thông để lại là hệ lụy lâu dài cho gia đình và xã hội. Do vậy, mọi người dân cần phải có trách nhiệm xây dựng văn hoá giao thông ngay từ những hành vi nhỏ hàng ngày trên đường. 

Hiện nay, nhiều ý kiến đánh giá mức phạt như Nghị định 100/2019 của Chính phủ đã khá cao, cùng với đó giải pháp phạt nguội đang phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, các ngành chức năng cần có chế tài mạnh để xử lý nghiêm những hành vi thiếu văn hóa trong giao thông, đảm bảo đủ sức răn đe và tạo chuyển biến trong nhận thức của người tham gia giao thông. 

Cơ quan chức năng cũng có thể xem xét áp dụng hình thức phạt lũy tiến, nếu lần đầu vi phạm không cần phạt cao nhưng nếu tái phạm lần hai, lần ba mức phạt sẽ tăng lên. Cũng có thể áp dụng thêm chính sách dành cho những lái xe thường xuyên vi phạm hoặc gây tai nạn giao thông phải đóng mức bảo hiểm cao.

Sự coi thường pháp luật của người tham gia giao thông dường như đã trở thành thói quen cố hữu của người Việt Nam. Những điều bình thường (dừng trước đèn đỏ, không đi vào đường cấm, không phóng nhanh vượt ẩu...) trở thành không bình thường, còn những điều không bình thường (vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, lấn tuyến...) lại hóa ra bình thường. Nhiều trường hợp còn trông cậy vào "gọi điện cho người thân" khi bị lực lượng chức năng phát hiện vi phạm.

Chế tài xử phạt thời gian gần đây tuy đã tăng nặng và có tính răn đe cao, nhưng việc xử phạt còn chưa nghiêm khắc, vẫn có một bộ phận không nhỏ lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra tiêu cực, nhận tiền mãi lộ mà bỏ qua vi phạm, hoặc "duy tình", nể nang các mối quan hệ.

Nhiều ý kiến cho rằng, khi người "cầm cân, nảy mực" thiếu nghiêm minh, người dân "nhờn" luật là tất yếu. Khi những người xung quanh còn làm ngơ, thậm chí khuyến khích, khi một bộ phận cán bộ công quyền còn tiêu cực, hoặc dung túng trước hành vi vi phạm Luật Giao thông, chừng đó chưa thể mong giao thông được cải thiện.

Ðể nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đòi hỏi một quá trình công phu, bao gồm cả việc khắc phục bất cập về cơ sở hạ tầng và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông.

Không chờ hội đủ các điều kiện trên, ngay từ bây giờ, cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, nhà trường,... phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật và đặc biệt là văn hóa giao thông, nhằm tạo thói quen cư xử có văn hóa, coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức và là biểu hiện văn minh của người tham gia giao thông.

Những biện pháp đồng bộ trên cần triển khai quyết liệt, kết hợp trước mắt và lâu dài, mới mong tạo ra sự chuyển biến thật sự về ý thức người tham gia giao thông, nhân tố bảo đảm sự bền vững trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.