Mong luật không bị “nước cuốn trôi”

Mong luật không  bị “nước cuốn trôi”

(PLO) - Từ ngày 1/7/2016, Nghị định 132 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa có hiệu lực thi hành. Theo đó, có quy định bắt buộc mọi người phải mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy. Mong sao Nghị định 132 này không  bị “nước cuốn trôi”, hạn chế thấp nhất những hậu quả đáng tiếc.

3.678 bến ngang sông - tiềm ẩn những tai nạn

Con tàu du lịch mang tên Thảo Vân 2 chỉ được cấp phép chở 28 người nhưng tối 4/6/2016 đã chở 56 người đi trên sông Hàn (Đà Nẵng). Khi tàu bị lật, hất 56 hành khách xuống sông. 53 người được cứu thoát, còn lại ba người đã tử vong. Theo phản ánh, trên thuyền chỉ có vài ba cái áo phao và mọi người cũng ngại mặc. Nếu áo phao đầy đủ và mọi người có ý thức mặc áo phao thì tai nạn bớt thảm khốc. 

Thực tế, dường như việc mặc áo phao là sự “xa xỉ’, không cần thiết với những người đi trên tàu, thuyền. Và những cái chết thương tâm đã xảy đến. Mẫu số chung của các vụ đuối nước này đều là các nạn nhân chủ quan không mặc áo phao. 

Theo thống kê trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia và địa phương trong cả nước có 3.678 bến ngang sông, trong đó có 1.771 bến không phép (chiếm 48%). Mỗi năm, các bến khách ngang sông đã tham gia vận chuyển hàng trăm triệu lượt hành khách đi lại, buôn bán, làm việc, học tập, du lịch, lễ hội truyền thống cùng hàng chục triệu tấn hàng hóa. Song, đây cũng là hoạt động còn nhiều tồn tại, có nguy cơ tiềm ẩn gây ra những tai nạn giao thông mang lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trên đường thủy nội địa.

Dễ nhận thấy, tại các điểm du lịch, di tích có liên quan tới sông nước như: Chùa Hương, hồ Tây (Hà Nội), Tràng An (Ninh Bình), sông Hương (Huế),  hồ Xuân Hương (Đà Lạt), hay những vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long, sông Hoài (TP Hội An, Quảng Nam), các du khách vô tư xếp áo phao một góc hoặc bỏ dưới khoang thuyền nhằm đối phó với ngành chức năng.

Một người lái thuyền tại chùa Hương cho hay: “Chúng tôi có chuẩn bị áo phao cho du khách, nhưng nói thực rất ít người dùng. Họ bảo mặc vướng víu, nóng nực. Khách hàng là thượng đế. Khách không mặc chúng tôi chẳng biết làm sao, đành tặc lưỡi chiều khách”. Một lý do khách quan làm du khách ngại mặc là hầu hết các áo phao vừa cũ, vừa bẩn. Khách sợ mặc áo phao có thể làm bẩn, xấu trang phục họ đang mặc.

Không mặc áo phao, người dân đang đánh cược với tính mạng của mình.
Không mặc áo phao, người dân đang đánh cược với tính mạng của mình.

Kiến nghị Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ áo phao

Phao là một dụng cụ cứu sinh rất cần thiết trên bất cứ phương tiện thủy nào, do đó nó đã trở thành yêu cầu bắt buộc trên tàu, thuyền và đặc biệt là phương tiện chở khách ngang sông. Thông tư số 15/2012 của Bộ GTVT, qui định từ ngày 15/7/2012, tất cả hành khách, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao trong suốt hành trình di chuyển đến khi cập bến an toàn...Tuy nhiên, qua 5 năm thực hiện cuộc vận động “Người đi đò mặc áo phao” người dân vẫn thờ ơ. Và những cái chết thương tâm vẫn xảy ra.

Để “thiết quân luật”, từ ngày 1/7/2016, Nghị định 132 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa bắt đầu có hiệu lực thi hành. Điểm mới đáng chú ý trong Nghị định này là quy định xử phạt tiền (từ 100.000 đồng - 200.000 đồng) đối với hành khách đi trên phương tiện chở khách ngang sông (đò, phà) mà không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân (có hình hộp chữ nhật, đeo vào tay). Mức phạt trên bằng với mức phạt đối với người điều khiển, ngồi trên mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Người lái phương tiện, thuyền viên có trách nhiệm phát, hướng dẫn cách sử dụng áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho hành khách. Trường hợp không hướng dẫn cách sử dụng thiết bị, dụng cụ an toàn cho người, hành khách trên phương tiện bị cảnh cáo hoặc phạt tiền (ví dụ từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với phương tiện chở đến 12 khách). Hành khách nếu không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện, không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền viên, người lái phương tiện sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng.

Ngoài việc tuyên truyền cho người dân, nhất là các du khách hiểu rõ về Nghị định 132, nhiều chủ phương tiện thuyền, đò cho rằng, quy định có hiệu lực nhưng áo phao cứu sinh trên các tàu thuyền đã cũ, không đảm bảo an ninh. Họ kiến nghị Sở GTVT hỗ trợ, trang bị áo phao, dụng cụ nổi cá nhân mới cho những chủ phương tiện có hoàn cảnh khó khăn. 

Mốc 1/7/2016 đã đến, mong rằng, mỗi hành khách đừng thờ ơ với mạng sống của mình, mỗi khi đi đò phải tự giác chấp hành nghiêm quy định khi tham gia giao thông đường thủy phải mặc áo phao để bảo vệ tính mạng của chính mình. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng nên thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm để Nghị định 132 không bị “nước cuốn trôi”.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.