Lo “mất người”, Vietnam Airlines muốn “ngăn sông cấm chợ”?

Các học viên phi công “nội hóa” đầu tiên của Vietnam Airlines tại lễ cấp giấy phép bay - Ảnh: Võ Văn Tạo - TTO
Các học viên phi công “nội hóa” đầu tiên của Vietnam Airlines tại lễ cấp giấy phép bay - Ảnh: Võ Văn Tạo - TTO
(PLO) -Cho rằng phi công đoàn bay 919 có hiện tượng “lãn công tập thể”, báo ốm tăng bất thường (nhằm chuyển sang bay cho hãng khác-pv), Vietnam Airlines (VNA) đã ban hành một nghị quyết để ngăn chặn.
Từ “sóng ngầm” trong đoàn bay 919

“Số lượng phi công báo ốm và nộp đơn xin chấm dứt hợp đồng với VNA tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ”, Nghị quyết số 09 ngày 6/1/2014 do ông Phạm Viết Thanh, Chủ tịch VNA ký, đóng dấu khẩn cho biết như vậy.

Trước đó, từ hồi tháng 10/2014, “làn sóng” phi công VNA xin chuyển đổi nhà khai thác đã âm ỉ diễn ra. Hàng chục phi công trong đoàn bay 919 đã nộp đơn xin nghỉ việc. Đây là “cú sốc” không nhỏ cho “anh cả” hàng không Việt Nam. Trong nhiều báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước cũng như truyền thông, đại diện của VNA đều cho rằng hiện tượng này làm xáo trộn lịch bay, thậm chí uy hiếp… an toàn bay.

Thực tế, không phải tới năm 2014, phi công đoàn bay 919 mới “phản ứng” tiêu cực để xin nghỉ việc. Từ năm 2010, phi công đoàn bay này đã từng yêu cầu có cuộc họp riêng với lãnh đạo VNA để chất vấn về vấn đề lương bổng. Báo chí đưa tin, câu hỏi chính được đưa ra tại buổi chất vấn là: Tại sao với năng lực tương đương nhau, lương bổng của phi công Việt Nam thấp hơn quá nhiều so với phi công thuê từ nước ngoài. Lời giải đáp được lãnh đạo VNA đưa ra là “thuê phi công nước ngoài, chúng tôi không phải tốn chi phí đào tạo”.

Theo số liệu thống kê, hiện lượng phi công “nội” của VNA là khoảng 600 người, đáp ứng gần 70% nhu cầu cần khai thác. Mức lương trung bình của đội ngũ phi công “nội” năm 2013 là 74,8 triệu đồng. Trong khi VNA đang trả lương cho phi công nước ngoài xê xích từ 8.000 – 13.000 USD.

Không chỉ không “hài lòng” về mức lương và sự “phân biệt khủng” giữa phi công “nội” và phi công “ngoại”, nhiều phi công sau khi ra đi đã lên tiếng cho rằng môi trường làm việc tại VNA cũng không “kích thích”, có quá nhiều những ràng buộc bất hợp lý và khiến cho phi công không có cảm giác gắn bó.

Có lẽ vì thế, “cơn sóng ngầm” tại đoàn bay 919 dịp tết dương lịch 2015 vừa qua đã “tăng cao”, vượt mức “báo động”, khiến cho “ông anh cả” phải vội vã “ban lệnh giới nghiêm” bằng một văn bản có dấu hiệu trái luật.

Tổng số phi công "nội" của VNA hiện có khoảng 600 người, đáp ứng gần 70% nhu cầu cần khai thác, ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ.
Tổng số phi công "nội" của VNA hiện có khoảng 600 người, đáp ứng gần 70% nhu cầu cần khai thác, ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ. 

Tới Nghị quyết của “anh cả” hàng không Việt Nam

Ngày 6/1/2015, VNA ban hành Nghị quyết số 09, về việc phi công đoàn bay 919 báo ốm tăng bất thường trong dịp Tết dương lịch. Nghị quyết này đã “nâng quan điểm” việc phi công xin nghỉ ốm trở thành vấn đề an toàn, an ninh và ra Nghị quyết để báo cáo Chính phủ và Bộ GTVT. Theo đó, hội đồng thành viên VNA kiến nghị: các hãng hàng không nội địa chỉ  được mở rộng quy mô phát triển đội bay và được cấp phép khai thác khi đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực (phi công, kỹ sư, máy bay, điều hành khai thác bay, tiếp viên). Cục hàng không xem xét không chấp thuận các hãng hàng không lôi kéo, vận động, chuyển dịch lao động đặc thù giữa các hãng hàng không Việt Nam trong thời hạn từ nay đến hết năm 2020; cho đến khi cấp có thẩm quyền có quy định mới; Không cấp bằng, chứng chỉ đối với các phi công, kỹ sư máy bay,  điều hành khai thác bay của các hãng hàng không trong nước tự ý nghỉ việc và chuyển sang làm việc cho các hãng hàng không khác.

Căn cứ các quy định pháp luật và chính sách về phát triển thị trường hàng không hiện hành thì Nghị quyết của VNA đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp; quyền được tự do làm việc và lựa chọn việc làm của người lao động; thậm chí có dấu hiệu cạnh tranh không lành mạnh, gây cản trở đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực.

“Trường hợp có sự dịch chuyển lao động từ hãng hàng không này sang hãng hàng không khác là hoàn toàn xuất phát từ quyết định mang tính cá nhân của mỗi người lao động. Nếu có sự tham khảo ý kiến của bạn bè, đồng nghiệp những người đang làm trong các hãng khác để quyết định việc làm việc nơi này hay nơi khác thì đó cũng là quyền riêng tư của mỗi người, không thể quy kết đó là do có hành vi dụ dỗ, lôi kéo từ các hãng hàng không khác.  VNA chỉ có quyền phản đối, khiếu nại, kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có đủ căn cứ cho rằng các hãng hàng không khác có chủ trương, quyết định thu hút, lôi kéo lao động từ VNA sang làm việc cho các hãng hàng không khác và các chủ trương, chính sách đó được thực hiện bởi những người đại diện có thẩm quyền của các hãng hàng không khác. Nếu không có các cơ sở để chứng minh rõ ràng như vậy thì nội dung Nghị quyết đã vi phạm nghiêm trọng quy định luật cạnh tranh bằng việc trực tiếp đưa những thông tin không trung thực, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của các hãng hàng không khác”, luật sư Lê Đình Vinh, đoàn luật sư Hà Nội bình luận.

Tuy nhiên, đáng tiếc là ngày 6/1/2015 VNA gửi Nghị quyết thì ngày 7/1 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã ký chỉ thị chỉ thị tạm thời chưa chấp thuận việc chuyển đổi nhà khai thác đối với lao động kỹ thuật cao của VNA (trong đó có đội ngũ phi công-pv).
Việc cấp giấy phép bay thuộc thẩm quyền của Cục Hàng không dân dụng. Do đó, nếu Bộ GTVT chưa đồng ý chuyển đổi công tác, các phi công chưa thể tự ý bay cho hãng hàng không khác được.
Chỉ thị này không biết có ngăn được những “cơn báo ốm” tăng đột xuất của phi công đoàn bay 919 hay không nhưng thị trường hàng không thì đã có dấu hiệu “biến dạng”. Câu hỏi đặt ra là chúng ta có thực hiện được cam kết “mở cửa bầu trời” hay không khi chỉ vì không quản lý được vấn đề nghỉ ốm mà VNA phải dùng cả Nghị quyết, Bộ GTVT phải ban hành một chỉ thị để cấm cản người lao động tự do chọn lựa nơi làm việc của chính mình?
Tháng 11.2013 hàng loạt nhân viên của VNA đang làm việc tại Công ty Kỹ thuật hàng không VAECO gửi đơn kêu cứu đến báo chí vì bị VNA ép ký hợp đồng lao động ràng buộc phải làm việc cho VNA trong 20 năm.

Tin cùng chuyên mục

Hiện trường vụ việc.

Thuyền nan chở 6 người gặp dông lốc bị lật, 4 người mất tích

(PLVN) - Sáng 25/4, thông tin ban đầu từ UBND phường Hà An, TX Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, vào hồi 5h30, trên luồng Sông Chanh (đoạn thuộc địa giới hành chính do UBND phường Hà An và UBND phường Phong Hải quản lý) đã xảy ra vụ tai nạn lật, chìm phương tiện thuyền nan, chở theo 6 người, làm 4 người mất tích, 2 người được cứu kịp thời.

Đọc thêm

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.