Lắp camera trên xe kinh doanh vận tải xong trước ngày 1/7

Camera giúp giám sát đầy đủ quá trình hoạt động của tài xế. Ảnh minh hoạ: atgt.vn
Camera giúp giám sát đầy đủ quá trình hoạt động của tài xế. Ảnh minh hoạ: atgt.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đó là yêu cầu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) để thực hiện đúng lộ trình lắp đặt camera trên xe kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên, xe vận tải hàng hóa container, xe đầu kéo.

Cụ thể, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các tỉnh, thành phố đôn đốc các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn có phương tiện thuộc đối tượng phải lắp camera khẩn trương lắp đặt xong trước ngày 1/7/2021 theo Nghị định 10/2020.

Theo Nghị định, trước ngày 1/7/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên và xe vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.

Việc lắp camera phải đảm bảo có chức năng ghi, lưu trữ theo quy định theo Khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 14 của Nghị định số 10 và đảm bảo các yêu cầu tối thiểu theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2021 của Bộ GTVT.

Bên cạnh đó, camera phải truyền được dữ liệu hình ảnh với tần suất từ 12 - 20 lần/giờ (tương đương 3- 5 phút/lần truyền dữ liệu) về đơn vị kinh doanh vận tải và truyền về Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Các Sở GTVT cần khuyến cáo doanh nghiệp kinh doanh vận tải lựa chọn các loại camera chạy trên nền tảng di động 4G hoặc 5G để đảm bảo tối ưu khi truyền hình ảnh và không phải thay thế, tránh lãng phí do trong thời gian tới, các nhà mạng viễn thông sẽ cắt sóng 2G.

Trước khi lắp đặt, các doanh nghiệp cần lưu ý kiểm tra, chạy thử các tính năng của camera, kiểm tra dữ liệu hình ảnh phải đảm bảo kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: số giấy phép của người lái xe, biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (toạ độ GPS) của xe và thời gian theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 12/2020 của Bộ GTVT.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết việc lắp đặt camera là nhằm theo dõi, giám sát, phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm quy định pháp luật của tài xế trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông. 

Cụ thể, camera sẽ ghi lại cảnh tài xế ngủ gật hoặc mất tập trung khi lái xe, sử dụng điện thoại khi lái xe, chở quá số người quy định, có hành vi cư xử thiếu văn hóa với hành khách, lái xe quá thời gian quy định, các tình huống bất thường khác…

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông phục vụ an ninh trật tự và xử lý vi phạm hành chính”, triển khai trong giai đoạn 2021 - 2025.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.