Kiểm soát tải trọng xe: “Không lùi mà chỉ có tiến”

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trả lời ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải.
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ trả lời ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp vận tải.
(PLO) - Tại cuộc đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ GTVT, Lê Đình Thọ khẳng định như vậy.

“Nóng” chuyện cải tạo phương tiện và tải trọng xe

Ông Lê Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hàng hóa Hải Phòng bày tỏ bức xúc vì nhiều xe sơ mi rơ mooc (SMRM) được nhập về có tải trọng thiết kế cao nhưng khi đăng kiểm cho phép lưu hành lại bị rút thấp xuống. Có những xe chở được 31 tấn nhưng chỉ được cho phép chở hơn 21 tấn. Ông Tiến cũng đề nghị cho phép tăng tổng tải trục xe lên trên 10 tấn/ một trục đơn như hiện nay hoặc chỉ khống chế tổng tải trọng phương tiện mà không cần tính tải trọng trục.

Cùng chung bức xúc, Giám đốc Công ty CPVT Xuân Trường, Hải Phòng cho hay: “Doanh nghiệp phải đi vay tiền ngân hàng để đầu tư phương tiện nhưng về lại không được chạy đúng tải trọng thiết kế".

Trước không ít bức xúc của doanh nghiệp, Thứ trưởng Thọ cho biết: “Vừa rồi siết chặt kiểm soát tải trọng xe nên đã thấy xuất hiện nhiều bất cập. Nhiều xe, nhất là SMRM được chế tạo theo đơn đặt hàng và không theo tiêu chuẩn quốc tế nên có tải trọng rất lớn. Chẳng hạn như xe HOWO do Trung Quốc sản xuất nhưng họ không cho lưu hành ở nước họ mà chỉ mang về Việt Nam mới lưu hành được. Nếu theo hồ sơ đăng kiểm, chỉ chở được 6 – 7 tấn nhưng đã được thay lốp, độn nhíp, cơi thùng để chở được tới 9 - 10 tấn. Nhiều doanh nghiệp còn cho rằng, phải cơi nới mới có hiệu quả nếu không thì sẽ không sống được”.

“Một đoàn xe quá tải sẽ làm xuống cấp hạ tầng giao thông rất nhanh. Lẽ ra, đường tốt đi được 10 năm, xe quá tải phá chỉ còn vài năm, thiệt hại không gì bù đắp được. Vì thế, có những cái chúng ta tháo gỡ được nhưng cũng có những cái không thể tháo gỡ là như thế. Còn nếu có nhưng đơn vị, quản lý mà tắc trách dẫn đến xe không lưu hành được, chúng tôi sẽ xử lý ngay”, Thứ trưởng Thọ nói thêm.

Trước ý kiến của các đơn vị vận tải cho rằng, có sự phân biệt khi có xe được phép cải tạo để tăng tải trọng theo văn bản của Bộ GTVT, nhưng cũng có xe lại không được vào diện này mặc dù như nhau, Thứ trưởng Lê Đình Thọ yêu cầu Cục Đăng kiểm VN phải thành lập tổ cơ động với đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao xuống cùng doanh nghiệp xử lý, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết nhanh”.

Còn Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Nguyễn Hữu Trí cho biết: “Việc điều chỉnh tải trọng là có. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải hiểu nguyên tắc cấp tải trọng cho xe, không phải do Cục Đăng kiểm VN qui định mà do tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành qui định dựa trên cả tiêu chí sức chở (do nhà sản xuất quyết định) và qui chuẩn cầu đường thực tế”.

Quyết tâm kiểm soát tải trọng xe

Cũng liên quan đến trọng tải xe, đại diện Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng đề xuất cho phép cho sử dụng xe có tải trọng lớn vận chuyển hàng hóa theo đúng thiết kế của xe trong phạm vi công trường để bảo đảm hiệu quả kinh doanh.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết: “Tôi đồng tình cho lưu hành trong đường chuyên dùng, được thiết kế, qui hoạch cho xe quá khổ quá tải. Tuy nhiên, đã là xe chuyên dùng chỉ được đi đường chuyên dùng trong địa bàn nhất định, còn ra quốc lộ, tỉnh lộ vẫn phải theo qui định chung”.

“Tôi chứng kiến một tuyến đường được đầu tư bằng vốn ADB hơn 20 tỷ đồng nhưng để đầu tư khai thác một mỏ quặng bằng xe HOWO chỉ 3 – 4 tháng đường tan tành. Hiện nay, nhiều tuyến đường cấp hạng thấp, kết cấu thấp bị tàn phá kinh khủng. Chúng ta phải thấu hiểu với Nhà nước. Cần hiểu nhau để giải quyết mâu thuẫn này”, Bên cạnh đó, Thứ trưởng Thọ đề nghị các doanh nghiệp cần phải hiểu và chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước và xã hội.

Còn đại diện một công ty vận tải chuyên vận chuyển hàng máy móc thiết bị, máy móc siêu trường siêu trọng cũng đề nghị tháo gỡ khó khăn trong việc xin cấp phép lưu hành đặc biệt. Theo vị Giám đốc này, dù thủ tục qui định cấp giấy phép nghe rất đơn giản nhưng khi xin qui trình rất rắc rối, phức tạp được giải thích vòng vo. Nhiều khi doanh nghiệp xin được, tải trọng được cấp lại rất thấp, xe 6 trục trở lên cũng chỉ được cấp tối đa đến 48 tấn.

Trả lời ý kiến này, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện cho biết, thủ tục cấp phép xe quá khổ quá tải đã được cải cách, chỉ trong 5 ngày chuyển hồ sơ sẽ cấp phép. Tuy nhiên, thực tế, nhiều lái xe khi đi xin cấp phép chưa hiểu nhiều qui định về thủ tục nên bị kéo dài thời gian. Ông Huyện không loại trừ có tiêu cực, nhũng nhiễu: “Nếu có trường hợp vòng vo đề nghị cho biết cụ thể qua đường dây nóng do chính tôi cầm, tôi sẽ xử lý ngay”, ông Huyện cho biết.

Đối với việc kiểm soát tải, bên cạnh những vấn đề bức xúc của doanh nghiệp thì cũng không ít doanh nghiệp lo ngại việc kiểm soát tải trọng phương tiện sẽ có hiện tượng “đánh trống bỏ dùi”, Thứ trưởng Thọ khẳng định sẽ: “Không lùi, không đi ngang, chỉ có tiến. Tôi biết nhiều doanh nghiệp vẫn đang nghe ngóng xem cơ quan Nhà nước có dừng lại không. Tôi khẳng định tiến tới sẽ còn siết chặt hơn. Nếu xử lý hàng nghìn xe, mất hàng trăm tỷ cũng phải làm, còn hơn mất hàng nghìn tỷ do hư hại cầu đường. Siết chặt tải trọng cũng để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Từ khi thực hiện đến nay, không thấy có doanh nghiệp nào phản ánh về khó khăn do siết chặt đối với xe quá khổ, quá tải. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp rất ủng hộ. Với quyết tâm như hiện nay, cố gắng sang năm 2015 chúng ta sẽ tạo được một môi trường kinh doanh vận tải khác hoàn toàn, bình đẳng và văn minh hơn”, Thứ trưởng Thọ cho biết.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.