​Khánh thành hầm Hải Vân 2: 'Chinh phục' xong các cung đường đèo nguy hiểm miền Trung

(PLVN) - Các nhà đầu tư trong nước có năng lực, kinh nghiệm hoàn toàn có thể đầu tư các công trình hạ tầng GTVT quy mô lớn, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Về phía Nhà nước, cần có cơ chế thuận lợi hơn nữa để khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước cùng tham gia phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. 

Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Lễ khánh thành hầm Hải Vân 2 sáng 11/1. 

Phó Thủ tướng khẳng định, việc phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông vừa là mục tiêu, vừa là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Lễ khánh thành.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu tại Lễ khánh thành. 

Trong năm qua, thực hiện chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã được tập trung đầu tư. Nhiều công trình giao thông quan trọng được xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng. Từ đó nhanh chóng thay đổi bộ mặt hệ thống hạ tầng giao thông của cả nước và góp phần rất quan trọng nâng cao năng lực vận tải, giảm chi phí logistics, cải thiện điều kiện đi lại của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuyến đường đèo Hải Vân là cung đường rất quan trọng trên tuyến QL1, tuyến Bắc-Nam, nối giữa Thừa Thiên-Huế với Đà Nẵng. Đây là con đường đèo dài, dốc lớn, quanh co, rất nguy hiểm cho các phương tiện giao thông qua lại đây. Tại đây đã xảy ra nhiều vụ tai nạn, làm thiệt hại tính mạng và tài sản của nhiều người dân.

Trước tình hình đó, ngay từ 1996, tuyến đường đèo Hải Vân đã được Thủ tướng cho nghiên cứu để cải tạo, nâng cấp. Hầm Hải Vân sau đó được đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác, sử dụng và là công trình được sự tài trợ của phía Nhật Bản. Đây là hầm giao thông dài nhất Đông Nam Á và là 1 trong 30 hầm đường bộ lớn nhất trên thế giới.

Việc thông xe hầm Hải Vân giúp cải thiện cơ bản về điều kiện giao thông qua lại trên đoạn đường nguy hiểm này và rút ngắn hành trình Bắc-Nam, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm hư hỏng phương tiện, đặc biệt là hạn chế ùn tắc giao thông và giảm tai nạn giao thông, mang lại lợi ích rất to lớn về kinh tế, quốc phòng và an ninh.

Tuy nhiên, do các phương tiện giao thông gia tăng nhanh chóng, kinh tế đất nước đang tăng trưởng rất mạnh, hầm Hải Vân trở nên quá tải và cấp thiết phải mở rộng. Năm 2015, Bộ GTVT đã cho nghiên cứu và phê duyệt bổ sung dự án hầm Hải Vân 2 vào dự án BOT hầm Đèo Cả do Cty CP Đèo Cả làm chủ đầu tư.

Theo đó, thực hiện mở rộng hầm lánh nạn thành hầm giao thông để bảo đảm quy mô gồm 2 ống hầm, mỗi ống chạy một chiều với 2 làn xe. Chiều dài toàn tuyến là 12,14 km, trong đó hầm Hải Vân dài 6,29 km.

Đoàn xe thông hầm đường bộ Hải Vân 2.
Đoàn xe thông hầm đường bộ Hải Vân 2. 

Công trình hầm Hải Vân 2 được khởi công từ 2016 và sau khoảng hơn 4 năm thi công, đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng. Trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm an toàn kết cấu chịu lực, duy trì vận hành hầm Hải Vân 1 an toàn tuyệt đối.

“Với việc hoàn thành các công trình hầm đường bộ Đèo Cả, Cù Mông, Hải Vân, Đèo Ngang, chúng ta đã chinh phục xong các cung đường đèo hiểm trở trên Quốc lộ 1 khu vực miền Trung; khẳng định bản lĩnh, trí tuệ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân viên, người lao động ngành xây dựng công trình GTVT Việt Nam”.

“Đây là công trình lớn, có kỹ thuật, công nghệ phức tạp, do Tập đoàn Đèo Cả làm chủ đầu tư và các nhà thầu trong nước thực hiện, đã khẳng định sự tiến bộ vượt bậc về năng lực đầu tư, cũng như về kỹ thuật, công nghệ, về thi công hầm đường bộ của các doanh nghiệp Việt Nam”, Phó Thủ tướng ghi nhận. Qua đó khẳng định ngành xây dựng Việt Nam có thể hoàn toàn làm chủ công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đối với lĩnh vực xây dựng nói chung và những công trình giao thông nói riêng.

Việc hoàn thành và đưa công trình hầm vào khai thác, sử dụng góp phần thúc đẩy sự phát triển KTXH, bảo đảm QPAN của khu vực trọng điểm kinh tế miền Trung, đồng thời bảo đảm sự kết nối đồng bộ hơn, thúc đẩy sự phát triển hơn đối với khu vực xung quanh, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên cũng như hành lang Đông-Tây, kết nối với các nước láng giềng trong khu vực và đi ra thế giới.

Phó Thủ tướng tin tưởng trong thời gian tới, Tập đoàn Đèo Cả sẽ tiếp tục tham gia nhiều công trình quan trọng, góp phần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông của Việt Nam.

Để công trình khai thác, sử dụng an toàn, chất lượng, hiệu quả, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo và phối hợp với các địa phương cùng Tập đoàn Đèo Cả tổ chức quản lý, khai thác, vận hành công trình thông suốt và hiệu quả, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các bộ, ngành có liên quan xem xét tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nói chung, trong đó có những doanh nghiệp tham gia vào công trình hạ tầng giao thông và cụ thể là công trình hầm Đèo Cả, hầm đèo Hải Vân 2.

“Chỉ có như vậy mới khuyến khích được doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng bày tỏ tin tưởng Bộ GTVT sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, hấp dẫn để khuyến khích các nhà thầu Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Đèo Cả, tham gia tích cực vào nhiều công trình giao thông lớn, góp phần phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam.

Đọc thêm

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.

Điều cần tính toán trước khi cấm đỗ xe

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Mới đây, tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ, đại diện Sở GTVT và các cơ quan chức năng của một địa phương ở phía Bắc đã dành nhiều thời gian để thông tin và trả lời các câu hỏi xoay quanh việc cấm các phương tiện dừng, đỗ tại 100 tuyến đường nội đô (trong số 600 tuyến đường phố thuộc 7 quận nội thành).

3 xe khách đâm liên hoàn, 1 người tử vong

03 xe khách hư hỏng nặng.
(PLVN) - Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe khách đã xảy ra tại km4+900, đường tỉnh 155 thuộc địa phận thôn Ún Tà, xã Cốc San, TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khiến 01 người tử vong.