Jestar Pacific dẫn đầu tỷ lệ chậm, hủy chuyến trong tháng 7

Jestar Pacific dẫn đầu tỷ lệ chậm, hủy chuyến trong tháng 7
(PLO) - Viet Jet Air là hãng có tỷ lệ chậm, hủy chuyến giảm ấn tượng nhất trong 2 tuần qua với tỷ lệ chậm chuyến là 24,7% và hủy chuyến là 1,2%

Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 7/2014 các hãng hàng không thực hiện 15.844 chuyến bay với 3.276 chuyến bay bị chậm (chiếm 20,7%) và 182 chuyến hủy (chiếm 1,1%).
Nguyên nhân gây chậm chuyến được xác định: do khách quan 9,7% (317 chuyến) trong đó nguyên nhân do thời tiết là 185 chuyến chiếm tỷ lệ 5,6%. Nguyên nhân chủ quan chiếm 39,8% (1.305 chuyến) trong đó do trang thiết bị và dịch vụ tại CHK: 153 chuyến (chiếm 4,7% tỷ trọng), do quản lý bay: 416 chuyến (chiếm 10,0% tỷ trọng), do hãng hàng không: 736 chuyến (chiếm 25,1% tỷ trọng). Đáng lưu ý, chậm chuyến do tàu bay về muộn chiếm tới 50,5% (1.654 chuyến).
Về tình trạng hủy chuyến, 47,3% số chuyến bay bị hủy vì lý do kỹ thuật và 41,2% do thời tiết xấu. Không có chuyện các hãng hàng không huỷ chuyến vì lý do thương mại. Như vậy, nghi án các hãng hàng không “dồn khách” đã được hóa giải.
Cũng theo thống kê của Cục Hàng không thì trong tháng 7, Jetstar dẫn đầu tỷ lệ chậm chuyến với 482 chuyến bay bị chậm (chiếm 31,9%) và 19 chuyến hủy (chiếm 1,2%). Vietnam Airlines có 1.960 chuyến bay bị chậm (chiếm 18,2%) và 123 chuyến hủy (chiếm 1,1%). Vietjet thực hiện 3.256 chuyến bay với 805 chuyến bay bị chậm (chiếm 24,7%) và 39 chuyến hủy (chiếm 1,2%). VASCO thực hiện 333 chuyến bay với 29 chuyến bay bị chậm (chiếm 8,7%) và 1 chuyến hủy (chiếm 0,3%).
Đại diện Vietjet cho biết, tỷ lệ chậm chuyến của Vietjet đã giảm rõ rệt do bước đầu hãng này điều chỉnh lịch bay, cụ thể là thời gian quay đầu tàu bay tại các Cảng hàng không sân bay tăng từ 30 phút lên thành 35 phút. Đặc biệt, tại CHK Vinh và Cát Bi, thời gian này đã được điều chỉnh lên thành 45 phút. Tuy nhiên, tổng hợp các nguyên nhân chậm, hủy chuyến của hãng này vẫn cho thấy có tới 34% các chuyến bay bị chậm do tàu bay về chậm. Lý do tàu bay về chậm chủ yếu do thời gian quay đầu máy bay lâu hơn mức cho phép.
Tỷ lệ chậm chuyến của Vietjet đã giảm rõ rệt
Tỷ lệ chậm chuyến của Vietjet đã giảm rõ rệt
Thực tế ghi nhận trong thời gian cao điểm tại sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài hay Đà Nẵng cho thấy với điều kiện thời tiết bình thường, thời gian cho 1 lần máy bay lăn bánh dao động từ 17 phút đến trên 20 phút, cá biệt có nhiều chuyến lên tới 25 phút (hầu hết các chuyến bay xuất phát từ Tân Sơn Nhất trong khung giờ cao điểm sáng từ 9-11h30 và chiều từ 15h30-18h đều phải lăn ra vị trí xuất phát mất từ 17 đến 23 phút). Như vậy, tàu bay chắc chắn sẽ đóng chèn ở sân bay đến muộn trên 20 phút vì duy nhất nguyên nhân taxi, ảnh hưởng dây chuyền tới chuyến bay sau. Theo chiều ngược lại, nhiều chuyến bay của các hãng tới các cảng hàng không địa phương như Vinh (của VJ lúc 7h30), Liên Khương (của VJ lúc 9h40), Buôn Mê Thuột, Phú Quốc, Cần Thơ, Thanh Hóa, Quy Nhơn, các chuyến bay đến Nội Bài sau 21h… đều chỉ mất thời gian taxi là 5-8 phút, cá biệt có nhiều chuyến chỉ 3-4 phút.
Trong khi đó, thời gian qua, cả VietJet và Jetstar đang xây dựng thời gian lăn ra (taxi out) đối với chuyến bay cất cánh và lăn vào (taxi in) đối với chuyến bay hạ cánh đều là 10 phút/lần đối với tất cả các chuyến bay tới tất cả các Cảng hàng không vào tất cả các khung giờ trong ngày. Cục Hàng không khuyến cáo các hãng VietJet và Jetstar cân nhắc, tiếp tục rà soát lịch bay, lịch quay đầu tàu bay tại từng cảng hàng không, từng thời điểm nhằm hạn chế ảnh hưởng tới tổng thời gian khai thác từng tàu bay hàng ngày nhưng đảm bảo giảm tỷ lệ chậm chuyến vì lý do tàu bay về muộn. Theo đó, các hãng cần tăng thời gian taxi trong các khung giờ cao điểm tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài lên tối thiểu 15 phút, giảm thời gian taxi tại các cảng hàng không địa phương như Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Vinh (chuyến bay trước 8h), Tân Sơn Nhất và Nội Bài vào các khung giờ thấp điểm.
Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia hàng không và của chính các hãng hàng không giá rẻ thì thời gian quay đầu máy bay hiện nay thế giới đang thực hiện trung bình từ 22-25 phút đối với các hãng giá rẻ. Thời gian quay đầu của hàng không giá rẻ thấp như vậy là bởi máy bay giá rẻ không có hạng C nên thời gian đưa đồ ăn uống và xếp khách lên máy bay nhanh hơn. Các sân bay của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được thời gian trên, giờ đây nếu như giãn thời gian tàu bay quay đầu, chỉ cần mỗi chuyến giãn 5-10 phút thì cuối ngày giờ bay của mỗi tầu sẽ bị ảnh hưởng ít nhất 60 phút. Như vậy, các hãng sẽ phải cắt bớt chuyến bay và khoảng 1 triệu hành khách/ năm sẽ không được đi máy bay giá rẻ.
Để hài hòa câu chuyện trên, một hãng hàng không đã đề nghị các cảng hàng không đầu tư thêm thiết bị (mua thêm xe thang, xe bus... tăng thêm nhân lực để các cảng hàng không vận hành tốt thời gian quay đầu, phấn đấu đưa thời gian quay đầu của máy bay về mức đạt chuẩn của thế giới là 25-30 phút. Kiến nghị này hoàn toàn phù hợp với chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng đối với các cảng hàng không gần đây với câu nói nổi tiếng tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng): “Sân bay Cát Bi không có xe thang thì các ông phải lên máy bay cõng từng hành khách xuống”.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Đọc thêm

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...