Hà Nội sẽ có thêm 10 cầu vượt sông Hồng

Thủ đô sẽ có thêm 10 cây cầu qua sông Hồng theo quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

10 cầu sẽ được xây dựng mới gồm: Hồng Hà, Mễ Sở (vành đai 4), Thăng Long mới (vành đai 3), Tứ Liên, Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), Thượng Cát, Ngọc Hồi (vành đai 3,5), cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Phú Xuyên, Vân Phúc (đường trục Bắc - Nam nối với tỉnh Vĩnh Phúc).

Trong số các cây cầu theo quy hoạch trên, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội cho biết, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 dự kiến khởi công vào đầu tháng 1/2021, tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng từ vốn ngân sách TP Hà Nội.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được xây dựng về phía hạ lưu sông Hồng, nằm song song và cách cầu Vĩnh Tuy 1 khoảng 21,25 m. Cầu có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, mặt cắt ngang 19,25 m (4 làn xe), chiều cao tĩnh không 11 m; điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh.

Phối cảnh cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Phối cảnh cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

"Việc xây dựng các cây cầu mới giúp kết nối giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân hai bên bờ sông Hồng", Bộ Giao thông Vận tải đánh giá như trên trong văn bản trả lời cử tri TP Hà Nội, ngày 23/12.

Trong số 10 cây cầu được quy hoạch, cử tri Hà Nội đề nghị thay đổi thiết kế và tên gọi cầu Mễ Sở kết nối huyện Thường Tín (Hà Nội) với huyện Văn Giang (Hưng Yên) thành cầu Đại Bình hoặc Chí Nghĩa; kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu thêm cầu dây văng vượt qua sông Hồng để giảm tải cầu Mễ Sở.

Trả lời việc này, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho hay cầu Mễ Sở thuộc vành đai 4 - vùng thủ đô Hà Nội. Toàn tuyến vành đai 4 đã được Chính phủ đã giao Bộ nghiên cứu tiền khả thi để báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng đang được đơn vị tư vấn nghiên cứu. Ảnh: TEDI.

Thiết kế cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng đang được đơn vị tư vấn nghiên cứu. Ảnh: TEDI.

Do đó, các cơ quan liên quan sẽ nghiên cứu phương án thiết kế khác nhau của cầu Mễ Sở theo điều kiện tự nhiên, giá thành, công nghệ thi công, chi phí, cảnh quan để lựa chọn phương án bảo đảm tính kinh tế - kỹ thuật, thẩm mỹ kiến trúc. Sau khi đầu tư hoàn thành cầu, Bộ Giao thông Vận tải mới nghiên cứu về tên gọi.

Hiện nay Hà Nội có 8 cầu gồm: Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy (giai đoạn 1), Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Long Biên, Việt Trì - Ba Vì.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".