Hà Nội: Hàng trăm hécta đất vi phạm chưa biết.. xử lý kiểu gì

Đất nông nghiệp bị lấn chiếm
Đất nông nghiệp bị lấn chiếm
(PLO) - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai thiếu chính xác, không phản ánh đúng thực tế sử dụng đất nông nghiệp, hơn 697,5ha đất nông nghiệp bị vi phạm, tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép này kéo dài nhiều năm nhưng chưa được lập hồ sơ xử lý dứt điểm...
Đó là một phần “bức tranh” quản lý đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn Thủ đô được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến về kết quả thực hiện Chỉ thị số 04/CT-UBND (ngày 14/1/2014) của UBND TP về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn TP do UBND TP vừa tổ chức. 
Buông lỏng cho dân vi phạm
Khái quát về tình hình quản lý đất nông nghiệp và đất công trên địa bàn TP, ông Nguyễn Hữu Nghĩa - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) - cho biết, mặc dù vi phạm về đất đai giảm đi, nhất là những vi phạm nghiêm trọng với diện tích lớn có tổ chức, chủ yếu là vi phạm do tồn tại lịch sử nhưng phần lớn công tác quản lý, sử dụng đất nông nghiệp các phường, xã, thị trấn chưa được quan tâm thực hiện. Tài liệu, hồ sơ giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân không được lưu giữ đầy đủ. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai thiếu chính xác, không phản ánh đúng thực tế sử dụng đất nông nghiệp. 
“Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc để xảy ra tình trạng chuyển nhượng, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp” – lãnh đạo Sở TN&MT TP nhận định. Tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và đất công của TP kéo dài nhiều năm, các hộ đã hoàn thiện nhà ở và sử dụng, nhưng chưa được lập hồ sơ xử lý dứt điểm bởi chính Sở TN&MT cũng “chưa thống kê được chính xác” diện tích đất bị vi phạm, còn Chủ tịch UBND phường, cán bộ địa chính qua các thời kỳ không bàn giao hồ sơ, trách nhiệm quản lý đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng “đùn đầy trách nhiệm, không xử lý được vi phạm”. 
Kết quả thanh tra công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp công ích tại các quận, huyện (Chương Mỹ, Thanh Oai, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Mê Linh, Gia Lâm, Đan Phượng) cho thấy, UBND các phường, xã, thị trấn không thực hiện đấu giá để giao thầu sử dụng đất công ích theo quy định của Luật Đất đai. Các khoản thu được từ việc cho thuê đất công ích chưa được sử dụng đúng mục đích. Cá biệt, tại một số xã còn giao cho hợp tác xã hoặc các thôn quản lý và giao thầu đất công ích, vi phạm thẩm quyền quản lý, cho thuê sử dụng đất công ích. UBND các phường, xã, thị trấn không thực hiện lập phương án sử dụng đất công ích trình HĐND cùng cấp phê duyệt; không lập hồ sơ quản lý…
Phải xử cả cơ quan quản lý
Sau 6 tháng triển khai thực hiện Chỉ thị 04, công tác quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp, đất công trên địa bàn TP.Hà Nội vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Mới chỉ có 8 quận, huyện, thị xã báo cáo số liệu kết quả thực hiện Chỉ thị 04 và có thể hiện các diện tích đất nông nghiệp bị vi phạm như huyện Đan Phượng hơn 32ha, huyện Gia Lâm 24ha, huyện Phú Xuyên 17 ha… 
Tuy nhiên, đều chưa có thông tin cụ thể về thời điểm xảy ra các vi phạm, các biện pháp xử lý đã được áp dụng, kết quả xử lý, những tồn tại cần khắc phục. Còn 18 quận, huyện khác (không bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Sở TN&MT đã trực tiếp kiểm tra và kết luận) tuy có báo cáo nhưng phần lớn không báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện chỉ đạo của TP. 
Đổ lỗi cho việc để tình trạng vi phạm đất nông nghiệp và đất công là do chính quyền “lúng túng”, đại diện các quận, huyện, thị xã cùng đề nghị UBND TP có hướng dẫn biện pháp tháo gỡ các vi phạm, nhất là những vi phạm kéo dài nhiều năm trong sử dụng đất nông nghiệp, đất công mặc dù theo lãnh đạo Sở TN&MT TP, hiện trạng vi phạm đó “thể hiện sự buông lỏng, việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng trong quản lý đất đai nói chung và quản lý đất nông nghiệp nói riêng”.
Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh chỉ ra rằng, hạn chế lớn nhất hiện nay là công tác phát hiện và xử lý vi phạm, nhất là xây dựng trái phép trên đất công vì “chân rết” của kênh quản lý nhà nước là cán bộ địa chính, cán bộ địa bàn, cán bộ thôn còn yếu kém và “dù luật, nghị định quy định đã rõ mà cứ “đẩy đi đẩy lại”, thậm chí có nơi né tránh, ngại va chạm… dẫn đến vi phạm “cộm cán lên”, không dứt điểm, thậm chí tạo ra tiền lệ cho những vi phạm tiếp”. 
Vì vậy, trong thời gian tới, tập trung rà soát, thống kê, nắm lại toàn bộ đất nông nghiệp, đất công, kể cả đất bãi bồi ven sông, từ đó công khai cụ thể diện tích nào của công, diện tích nào của hộ gia đình; tập trung lập hồ sơ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… vì “quản lý nhà nước thì phải biết, phải có cái gì để quản lý” – Phó Chủ tịch TP chỉ đạo. Đặc biệt, ông Khanh yêu cầu “phải bỏ ngay quan điểm xử lý người vi phạm mà phải xử lý trách nhiệm của cơ quan quản lý” mới chấm dứt được tình trạng công trình cứ chình ình trên đất nông nghiệp mà không ai biết hay xử lý như hiện nay.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.