Giải tỏa lo ngại liên quan việc xử lý vi phạm giao thông từ clip của người dân

Một tài xế vi phạm giao thông tại Hà Nội bị mời lên xử phạt sau khi CSGT xác minh hình ảnh clip trên mạng.
Một tài xế vi phạm giao thông tại Hà Nội bị mời lên xử phạt sau khi CSGT xác minh hình ảnh clip trên mạng.
(PLO) - Thông tin Cảnh sát Giao thông (CSGT) tới đây sẽ xử phạt người vi phạm qua clip tố cáo của người dân khiến dư luận dấy lên nhiều lo ngại: Liệu sẽ xảy ra tình trạng những người vốn hiềm khích nay sẽ có dịp “soi mói” nhau, CSGT liệu có lạm dụng hình thức này…?.

Tuy nhiên, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Giao thông, Thượng tá Đỗ Thanh Bình, nhấn mạnh: “Nếu người dân gửi cho chúng tôi những hình ảnh, video vi phạm Luật An toàn giao thông, chúng tôi phải xác minh theo đúng quy định của luật xử lý vi phạm hành chính. Khi có đủ tài liệu để khẳng định vi phạm và lập biên bản thì mới có thể xử lý được”.

Theo Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (ATGTQG) Khuất Việt Hùng, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ 1/8/2016 (thay thế Nghị định 171 và Nghị định 107 của Chính phủ) có nhiều điểm mới, trong đó mở rộng nhiều mức phạt và nâng cao chế tài với các hành vi vi phạm. Tuy nhiên, việc giám sát của người dân thông qua các hình ảnh, clip vi phạm của những người tham gia giao thông gửi đến cơ quan chức năng để thẩm định, xử lý thì đã có từ trước đó chứ không phải bây giờ mới quy định. 

“Ủy ban ATGTQG cũng chỉ đạo nhiều, xử lý nhiều, quy định này không có gì mới trong Nghị định 46. Người dân có quyền và trách nhiệm tham gia bảo vệ pháp luật và có quyền chụp hình, ghi hình. Hiến pháp đã quy định người dân có thể làm những gì pháp luật không cấm. Một số cơ quan truyền thông nói đây là quy định mới, là không chính xác”, ông Hùng cho biết.

Ông Hùng cho biết thêm, trong Fanpage của Ủy ban ATGTQG, người dân thường xuyên gửi những clip, hình ảnh các trường hợp vi phạm giao thông cả đường bộ, đường sắt, đường thủy. Dựa trên những thông tin này, Ủy ban ATGTQG sẽ có những đánh giá sơ bộ, sau đó sẽ chuyển cho cơ quan chức năng xác minh, xử lý. Điều quan trọng, trước khi xử phạt, cơ quan chức năng phải xác minh độ trung thực của thông tin do người dân cung cấp, nhằm khẳng định những hình ảnh, clip gửi đến là chính xác, không bị cắt dán, không bị dàn dựng để vu khống cá nhân nào đó.

Nói cách khác, những clip này không thể là chứng cứ trực tiếp. “Chính vì thế, luật đã quy định chỉ căn cứ vào các phương tiện nghiệp vụ của cơ quan chức năng có thẩm quyền, dữ liệu gốc… mới tiến hành xử phạt”, ông Hùng nói.

Thượng tá Đỗ Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) giải thích thêm, hiện không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định clip của người dân cung cấp cho CSGT là căn cứ để xử phạt hành chính. Tại Điều 79 của Nghị định 46 chỉ bổ sung thêm đơn vị quản lý bảo trì đường bộ, đường sắt được sử dụng trang thiết bị theo đúng quy định của pháp luật, và đó là nguồn cung cấp cho cơ quan chức năng để xử lý vi phạm.

"Nếu người dân gửi cho chúng tôi những hình ảnh, video vi phạm Luật an toàn giao thông, chúng tôi phải xác minh theo đúng quy định của luật xử lý vi phạm hành chính. Khi có đủ tài liệu để khẳng định vi phạm và lập biên bản thì mới có thể xử lý được”, Thượng tá Bình nhấn mạnh.

Bình luận về vấn đề với quy định này, liệu một số người có “lạm dụng”?. Luật sư Tạ Quốc Long (Đoàn Luật sư Hà Nội), nhận định, bất kỳ một công dân nào cũng có quyền tố giác hành vi vi phạm pháp luật, họ thực hiện chức năng giám sát không chỉ các hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn giám sát những hoạt động nói chung của xã hội. “Cho nên khi họ thực hiện việc cung cấp những hình ảnh, video vi phạm pháp luật giao thông chính là thể hiện trách nhiệm công dân. Đây cũng là việc cả xã hội tuân theo tinh thần “thượng tôn pháp luật”, Luật sư Long nói.

Tuy nhiên, vẫn theo phân tích của luật sư Tạ Quốc Long, phải phân biệt rành mạch quyền và nghĩa vụ của công dân. Nghĩa vụ nắm bắt, xử lý các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông là của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, còn người dân chỉ là phối hợp. “Vì thế đừng bao giờ đặt vấn đề “phát động toàn dân cung cấp clip vi phạm giao thông”. Không nên cái gì cũng đưa người dân ra để kêu gọi phòng chống”, Luật sư Long nêu quan điểm. 

Đọc thêm

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.