Đường sắt đô thị Văn Cao - Hòa Lạc có tốc độ thiết kế tối đa 120km/h

Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội)
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội)
(PLVN) - Dự án đường sắt đô thị số 5 của Hà Nội tuyến Văn Cao – Ngọc Khánh – Láng – Hòa Lạc dự kiến dài 38,4 km, tổng mức đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng, hoàn thành năm 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký ban hành Quyết định số 1699/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội, tuyến số 5, Văn Cao - Hòa Lạc.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư được giao làm Chủ tịch Hội đồng, Thứ trưởng Bộ này làm Phó chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên của Hội đồng gồm đại diện lãnh đạo 14 Bộ, ngành gồm: Giao thông Vận tải, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Ngoại giao, Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lãnh đạo UBND TP Hà Nội.

Theo tờ trình của UBND TP Hà Nội về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt đô thị Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc, tuyến đường sắt được đề xuất xây dựng với chiều dài 38,4 km với 21 nhà ga. Tổng mức đầu tư dự kiến 65.404 tỷ đồng. Thời gian xây dựng 2021-2025, đưa vào khai thác, vận hành cuối năm 2025.

Đoàn tàu tuyến Văn Cao - Hòa Lạc là tàu điện có 4 toa cho giai đoạn năm 2025-2040 và 6 toa cho giai đoạn từ năm 2050 trở về sau. Tàu được đề xuất có tải trọng trục 15-16 tấn, tốc độ thiết kế tối đa 120km/h (riêng trong đoạn hầm là 90km/h).

Về thời gian thực hiện, dự kiến trong năm 2020 hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định, trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư. Triển khai các bước tiếp theo trong 5 năm, đến cuối năm 2025 vận hành thử và bàn giao dự án.

UBND TP Hà Nội kiến nghị áp dụng hình thức đối tác thực hiện dự án PDP (học tập theo mô hình của Malaysia) để hoàn thành dự án trong 5 năm, từ 2021-2025. Theo mô hình trên, quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư lựa chọn một nhà thầu có kinh nghiệm và năng lực quản lý triển khai thực hiện dự án, là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm và chịu toàn bộ rủi ro để thực hiện dự án.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.