Đề xuất nhân rộng hệ thống cân tự động phạt nguội xe quá tải

Hệ thống cân tự động được Tổng cục Đường bộ thí điểm trên quốc lộ 5.
Hệ thống cân tự động được Tổng cục Đường bộ thí điểm trên quốc lộ 5.
(PLVN) - Tổng cục Đường bộ (Bộ Giao thông Vận tải) thí điểm kiểm soát tải trọng xe bằng hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe điện tử tự động trên quốc lộ 5 từ ngày 15/8/2020. 

Sau hơn 3 tháng triển khai, xe quá tải đã có dấu hiệu giảm sâu rõ rệt, thậm chí có những ngày không có phương tiện nào vi phạm. Trước hiệu quả của việc thí điểm trên, Tổng cục Đường bộ đề xuất nhân rộng hệ thống cân tự động phạt nguội xe quá tải trên nhiều tuyến đường.

Xe quá tải giảm mạnh

Theo Tổng cục Đường bộ, việc đưa 2 bộ cân điện tử tự động vào hoạt động thí điểm (trích xuất dữ liệu về kết quả cân làm căn cứ xử phạt) đã mang lại hiệu quả rất cao trong công tác kiểm soát xe quá tải trên quốc lộ 5.

Theo thống kê từ ngày 15/8/2020-30/11/2020 cho thấy, tổng số xe tải (xe thân liền khối lượng toàn bộ ≥16 tấn và tổ hợp xe đầu kéo sơ mi rơ-moóc) được cân kiểm tra là 305.015 xe, trong đó có 451 xe (tỉ lệ bằng 0,15%) vi phạm tải trọng đường bộ ở mức xử phạt theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP.

Trong đó, tỉ lệ xe vi phạm quá tải trọng giảm dần theo từng tháng. Cụ thể, tháng đầu tiên, số xe vi phạm giảm còn tỉ lệ 0,23%, số xe vi phạm theo ngày giảm xuống bình quân còn 7,2 xe/ngày; tháng thứ hai, số xe vi phạm giảm còn tỉ lệ 0,18%%, số xe vi phạm theo ngày giảm xuống bình quân còn 5,4 xe/ngày; tháng thứ ba và nửa đầu tháng thứ tư, số xe vi phạm giảm còn tỉ lệ 0,15%, số xe vi phạm theo ngày giảm xuống bình quân còn 4,2 xe/ngày. Đặc biệt, có 10 ngày không có xe vi phạm.

Thông qua hệ thống cân này đã phát hiện và xử lý, ngăn chặn được tình trạng các xe có trục phụ có cơ cấu nâng hạ trục, số xe vi phạm tổng trọng lượng giảm rất nhiều. Lực lượng chức năng đã xử lý hơn 14.000 xe vi phạm chở quá tải với tổng số tiền nộp Kho bạc Nhà nước hơn 160 tỷ đồng.

Hệ thống cân tự động tốc độ cao, ứng dụng công nghệ cảm biến lực có độ chính xác cao, ổn định sẽ giải quyết tất cả các bất cập trong kiểm soát xe quá tải trước đây. Đặc biệt, hệ thống cân này còn hỗ trợ việc áp dụng hình thức xử phạt nguội, loại bỏ tiêu cực do lái xe, chủ xe không tiếp xúc được trực tiếp với lực lượng Thanh tra giao thông hay Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, cũng sẽ loại bỏ được tình trạng lái xe chống đối, đóng cửa bỏ đi khiến quá trình xử lý của lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn như trước đây.

Lập đề án nhân rộng

Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Đình Thọ cho rằng, nếu không quyết liệt xử lý xe quá tải sẽ làm hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Sau khi thí điểm xong hệ thống cân kiểm soát tải trọng tự động thực sự mang lại hiệu quả, nên sớm tham mưu Chính phủ nhân rộng thực hiện mô hình này để kiểm soát xe quá tải.

Theo Tổng cục Đường bộ, hành lang pháp lý đã đầy đủ, thiết bị để kiểm soát xe quá tải như hệ thống cân tự động đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trước mắt, đề xuất cho lắp đặt cân tự động trên một số hệ thống đường bộ của Hà Nội, trong đó có đường vành đai 3, cầu Thăng Long và dự án lắp đặt cân xe trên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ.

Ông Nguyễn Văn Huyện - Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho biết: “Để có thể triển khai áp dụng rộng rãi mô hình, công nghệ kiểm tra tải trọng xe tốc độ cao, tự động, Tổng cục đang lập đề án kiểm soát tải trọng xe bằng hệ thống cân tự động báo cáo Bộ Giao thông Vận tải trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”.

“Đề án cũng xác định nguồn vốn đầu tư, đối với các dự án BOT sẽ do nhà đầu tư lắp đặt. Đối với hệ thống quốc lộ sẽ do ngân sách nhà nước đầu tư. Bên cạnh đó, Tổng cục đang xây dựng tiêu chuẩn thiết kế cơ sở hệ thống cân kiểm tra tải trọng xe tự động, tốc độ cao trước tiên áp dụng cho cầu Thăng Long và hệ thống cân tự động trên cả nước”, ông Huyện cho biết. 

Đánh giá về hiệu quả của hệ thống cân tự động, ông Đặng Văn Chung - Phó Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông - Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết: “Hệ thống cân tự động có giá thành thấp hơn nhiều so với phải đầu tư một trạm cân cố định. Đầu tư một hệ thống cân này có tổng mức đầu tư khoảng 30 tỷ đồng, trong khi nếu đầu tư xây dựng trạm cân cố định như Dầu Giây hay trạm Quảng Ninh khoảng 100 tỷ đồng.
Phần mềm cân xe tự động cho phép hệ thống cân hoạt động tự động hoàn toàn, không cần thao tác vận hành và can thiệp của con người và kiểm soát được 100% xe lưu thông trên đoạn đường đặt thiết bị cân. Hệ thống cân tự động cho ra kết quả cân rất nhanh, chỉ từ 3-15 giây. Hình ảnh xe vi phạm sẽ được gửi về Tổng cục, sau đó sẽ gửi thông báo cho chủ phương tiện để xử phạt nguội”. 

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.