Đảm bảo sông Hàm Luông là tuyến giao thông thủy quan trọng

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLO) -Sông Hàm Luông được đánh giá là tuyến giao thông thủy quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Bởi thế, việc nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Hàm Luông cần được thực hiện để đảm bảo giao thông đường thủy khu vực này.

Nhánh sông Hàm Luông (Bến Tre) nằm trên luồng vận tải nối các cảng Vĩnh Long, Đồng Tháp và đi Campuchia, được đánh giá là một trong những tuyến giao thông thủy quan trọng phục vụ vận tải Đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế.

Năm 2013, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) ban hành Quyết định 1071/QĐ-BGTVT phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, tuyến sông Hàm Luông là cấp đặc biệt thuộc các tuyến vận tải thủy chính, định hướng quy hoạch phát triển đến năm 2020.

Tuy nhiên, do lòng sông bị bồi lắng, trên tuyến luồng tồn tại nhiều đoạn cong có bán kính nhỏ gây ra nhiều khó khăn cho tàu thuyền khi lưu thông. Các phương tiện lưu thông còn nhiều hạn chế, chủ yếu là phương tiện nhỏ nên chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Nhằm khắc phục tình trạng tàu thuyền đi lại khó khăn và mở rộng giao thương của tỉnh Bến Tre nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, UBND tỉnh Bến Tre đã đề xuất với Bộ GTVT dự án của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển kinh tế nông thôn về việc “thực hiện xã hội hóa nạo vét, duy tu tại cửa sông và các đoạn cạn trên sông Hàm Luông, kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà nước”.

Dự án này đã được Bộ GTVT đồng ý giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển kinh tế nông thôn thực hiện nạo vét sông Hàm Luông theo Công văn số 2285/BGTVT-KCHT ngày 21/3/2013. Tháng 11/2016, Cục Đường thuỷ nội địa đã tổ chức bàn giao mặt bằng khu vực nạo vét, duy tu luồng đường thuỷ nội địa quốc gia cửa sông Hàm Luông, tỉnh Bến Tre. 

Dự án nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia sông Hàm Luông mở ra nhiều hướng phát triển mới cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, không chỉ về mặt giao thông thủy mà còn giải quyết việc làm cho người dân địa phương, góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy kinh tế phát triển đưa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thành vùng kinh tế trọng điểm, cũng như đảm bảo về mặt an ninh quốc phòng.

Theo dự kiến, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển kinh tế nông thôn sẽ khởi công thực hiện dự án trong tháng 4/2017.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.