Công an Hưng Yên 'lên tiếng' về vụ trả tiền lẻ qua BOT QL5

(PLO) - Liên quan đến vụ tài xế trả tiền lẻ tại Trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (QL5; thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), ngày 11/9, Công an tỉnh Hưng Yên chính thức lên tiếng cho hay trong 4 ngày (từ ngày 4 đến ngày 7/9), vào các buổi chiều mỗi ngày có hàng chục tài xế điều khiển ô tô con và ô tô tải cố tình gây ùn tắc để phản đối việc tăng phí, theo tin tức trên báo Người lao động. 

Công an tỉnh Hưng Yên khẳng định khi lưu thông đến trạm thu phí, các lái xe đã đưa tiền lẻ cho nhân viên thu phí, làm ướt hoặc vo viên tiền nhằm kéo dài thời gian và gây khó khăn cho nhân viên trong quá trình kiểm đếm tiền. 

Một số lái xe còn vòng lại qua trạm thu phí để tiếp tục mua vé bằng tiền lẻ, đi ngược chiều, tắt máy xe để gây ùn tắc giao thông 2 chiều và khiến các xe khác không thể lưu thông được.

Đặc biệt, vào ngày 4/9, lợi dụng tình trạng lộn xộn tại khu vực này, một số đối tượng đã cổ vũ, hô hào, kêu gọi mọi người đến xem và chặn các xe đang lưu thông khác rồi quay phim, chụp ảnh, gây mất an ninh trật tự (ANTT), an toàn giao thông (ATGT).

Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an đã có mặt tại hiện trường để điều tiết, phân luồng giao thông; tuyên truyền, vận động các lái xe và người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về trật tự an ATGT, không tụ tập, gây rối, ảnh hưởng đến ANTT. Đồng thời, triển khai lực lượng đảm bảo ANTT xung quanh khu vực trạm thu phí, kịp thời giải quyết các tình huống đột xuất, bất ngờ có thể xảy ra.

Tài xế dùng tiền lẻ để trả phí nhằm phản đối mức phí qua BOT quốc lộ 5 quá cao.
Tài xế dùng tiền lẻ để trả phí nhằm phản đối mức phí qua BOT quốc lộ 5 quá cao.

Trước đó, Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) tỏ ra lo ngại trước việc tài xế dùng tiền lẻ qua trạm có thể tiếp tục diễn biến phức tạp tại hai trạm thu phí quốc lộ 5.

Vì vậy, Vidifi đã có văn bản báo cáo và đề nghị Tổng cục An ninh và Công an TP Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương quan tâm chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh, điều tra làm rõ hành vi nêu trên của cá nhân, tập thể và có biện pháp ngăn chặn để đảm bảo an ninh, trật tự và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, trong văn bản đề nghị này, Vidifi có nhắc đến doanh nghiệp vận tải Đức Chính (có trụ sở ở Hải Dương). Theo ghi nhận của Vidifi, đây là doanh nghiệp có nhiều tài xế tham gia phản ứng.

Vào 15h50 ngày 4/9, có khoảng 30 xe ô tô (trong đó có khoảng 15 xe của doanh nghiệp Đức Chính) đã sử dụng tiền lẻ mệnh giá 500 đồng để trả phí khi đi qua trạm thu phí số 1 theo chiều Hải Phòng - Hà Nội. Sau đó, các xe này lại quay đầu xe tại khu vực trạm thu phí (chiều Hà Nội - Hải Phòng) và tiếp tục trả tiền lẻ.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.