Còn nhiều 'kẽ hở' trong quy định xử phạt vi phạm giao thông mới?

Còn nhiều 'kẽ hở' trong quy định xử phạt vi phạm giao thông mới?
(PLO) - Bên cạnh những quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm giao thông, Nghị định 46 của Chính phủ còn một số quy định được cho là vẫn còn "kẽ hở" gây băn khoăn.

Luật sư Nguyễn Đức Long - Trưởng văn phòng luật sư Đức Tín thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội trao đổi xung quanh vấn đề này.

Theo đánh giá của luật sư Long, Nghị định 46 của Chính phủ sửa đổi, mô tả lại 105 hành vi và nhóm hành vi vi phạm, bổ sung quy định xử phạt đối với 33 nhóm hành vi và đưa ra khỏi Nghị định một số hành vi trùng lặp với các quy định khác. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điểm có thể khiến lực lượng chức năng và giới chuyên gia băn khoăn.

Ví dụ, quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 5 có ghi: "Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều...". Thế nhưng, câu hỏi được đặt ra trong trường hợp mới 17h mà trời tối và người điều khiển xe ôtô không bật đèn xe dẫn đến sự cố thì liệu có bị phạt không?.

Luật sư Nguyễn Đức Long cho biết, đây là quy định chưa phù hợp với thực tế. Vì khí hậu ở Việt Nam mỗi vùng, miền và mỗi mùa có sự chênh lệch nhau khá xa. Miền Bắc vào mùa đông thường có sương mù, nếu cứ chờ đến 19h mới bật đèn xe, hay 6 - 7h sáng mà trời vẫn "mù đặc" tắt đèn xe thì sẽ nguy hiểm. Ngoài ra, ở những vùng vào mùa hè, mới 5h trời đã sáng mà người điều khiển ôtô vẫn còn bật đèn xe và gây ra sự cố thì xử lý thế nào thì trong nghị định cũng không quy định rõ.

Hay như quy định một số trường hợp đèn đỏ nhưng người đi bộ, người điều khiển xe môtô, xe máy được phép đi. Tuy nhiên, nếu những người này vẫn dừng lại thì có bị phạt không?. Theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ hiện hành, thì khi tham gia giao thông mà gặp đèn đỏ thì phải dừng lại, không được đi.

Theo quan điểm của luật sư Long, dựa vào hiệu lệnh của người điều khiển phương tiện. Tức là khi có đèn đỏ nhưng người tham gia giao thông được phép rẽ phải khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mà không phải tuân thủ đèn tín hiệu giao thông. Lúc này, tất cả phương tiện chạy theo hướng người điều khiển giao thông chỉ định. Nếu như dựa vào đèn tín hiệu giao thông: Trường hợp này, đèn tín hiệu giao thông là đèn phụ có hình mũi tên xanh (đỏ). Nếu khi đèn tín hiệu giao thông có mũi tên chuyển xanh thì người điều khiển xe hai bánh sẽ được phép rẽ theo hướng mũi tên nhưng phải nhường đường cho các phương tiện lưu thông từ các hướng khác được phép đi.

"Ngược lại, khi đèn tín hiệu giao thông mũi tên chuyển đỏ thì người điều khiển phải cho xe dừng lại, không được đi theo hướng mũi tên. Còn dựa vào biển báo giao thông. Trong trường hợp này, các phương tiện xe máy sẽ được phép rẽ phải khi đèn đỏ nếu thấy biển báo giao thông cho phép rẽ phải, thì người điều khiển phương tiện bật đèn xin đường (xi-nhan) và phải nhường đường cho người đi bộ. Thứ tư là dựa vào vạch kẻ đường" - Luật sư Nguyễn Đức Long cho biết thêm.

Tuy nhiên, thêm vấn đề đặt ra là trong những trường hợp cho phép người điều khiển phương tiện được phép đi thẳng hoặc rẽ trái hay rẽ phải nhưng người đó không thực hiện, mà dừng lại thì xử lý thế nào?. Bởi khi đã cho phép thì người điều khiển phương tiện được quyền thực hiện hoặc không thực hiện, vậy nếu họ dừng lại thì có bị phạt không?.

Một điểm bất cập nữa mà luật sư đề cập đến là tại Điểm I, Khoản 3, Điều 5 quy định: "Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường."

Theo luật sư thì quy định này là không rõ ràng, thiếu cụ thể nên rất khó thực thi. Trong thực tế, mọi người đều biết việc dùng tay để nghe hay nói chuyện điện thoại trong khi đang điều khiển xe ôtô là rất nguy hiểm. Có không ít các vụ tai nạn xảy ra hậu quả nghiêm trong từ hành vi này. Do đó, việc xử phạt đối với hành vi này là rất đúng. Nhưng nếu quy định như trên là sẽ không ổn và lọt hành vi vi phạm.

"Cụ thể là đối với những người dùng tay bấm điện thoại rồi nghe và nói chuyện bằng tai nghe và các loại phụ kiện khi lái ôtô thì có bị phạt không?. Hơn nữa, với điện thoại di động thì việc dùng tay bấm nút nghe chỉ xảy ra trong tích tắc thì rất khó phát hiện. Như vậy, chế tài này vẫn còn kẽ hở quá lớn" - Luật sư Long phân tích.

Đọc thêm

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.