Chính phủ gỡ vướng thu phí BOT không dừng

Làn thu phí không dừng tại Trạm BOT Hà Nội - Bắc Giang.
Làn thu phí không dừng tại Trạm BOT Hà Nội - Bắc Giang.
(PLO) -Trước các tranh cãi giữa chủ đầu tư BOT và chủ đầu tư dự án thu phí không dừng, Chính phủ cho phép Bộ GTVT quyết định việc trích doanh thu của các dự án BOT để xác định doanh thu của dự án theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC), đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, không làm tăng mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ với người tham gia giao thông so với các hình thức thu hiện hành.

VETC lỗ trung bình mỗi tháng 11,6 tỷ đồng

Theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2018, tất cả các trạm trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên phải thu phí không dừng. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chỉ còn 3 tháng nữa là hết năm nhưng tiến độ dự án không chỉ chậm lắp thiết bị tại trạm mà công tác dán thẻ mới được 30%.

Hồi tháng 5/2018, hàng loạt đánh giá quan ngại về Dự án thu phí không dừng và kiểm soát tải trọng xe trên toàn quốc giai đoạn I theo hình thức BOO (Dự án BOO) được Tổng cục Đường bộ Việt Nam gửi tới Bộ GTVT. Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, tính đến tháng 8/2018, sau 2 năm triển khai, trong số 28 trạm thuộc dự án thu phí tự động không dừng trên QL1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đến nay Công ty TNHH Thu phí tự động VETC mới vận hành thương mại 2 làn được 24 trạm.

Công ty VETC vẫn chưa thể huy động đủ vốn chủ sở hữu khi mới góp được 129,4/277 tỷ đồng (đạt 57%), trong đó, hai nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tasco góp 28 tỷ đồng, Công ty TNHH thu phí tự động VETC trên 100 tỷ đồng. Theo hợp đồng dự án, trong trường hợp nhà đầu tư không huy động đủ vốn chủ sở hữu, Bộ GTVT có quyền đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng.

Đây là lý do khiến ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ cho rằng, Công ty VETC không thể đáp ứng tiến độ được Bộ GTVT và Thủ tướng Chính phủ đặt ra là phải vận hành thu phí không dừng toàn bộ các làn xe tại các trạm thu giá sử dụng dịch vụ đường bộ BOT vào cuối năm 2019.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng Giám đốc VETC cho biết, doanh thu của hệ thống thu phí không dừng bị vỡ quá sâu so với phương án tài chính mới là lý do khiến Dự án gặp bế tắc. Theo phương án của hợp đồng BOO, nhà đầu tư được hưởng giá dịch vụ thu giá ETC thông qua việc ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ cho các nhà đầu tư BOT, trong đó đáng kể nhất là việc 3 năm đầu tiên (2016, 2017, 2018) doanh thu dịch vụ thu giá ETC được tính bằng 100% chi phí quản lý, tổ chức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ theo số làn ETC tiếp nhận.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các nhà đầu tư BOT yêu cầu được giữ lại 50% chi phí quản lý thu ETC để thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát, hậu kiểm trong quá trình thực hiện thu giá bằng hình thức tự động không dừng.

Do hụt một nửa chi phí, nên tổng doanh thu lũy kế mà VETC đạt được tính đến tháng 4/2018 chỉ khoảng 2% so với phương án tài chính (7,72/346,8 tỷ đồng), dẫn đến mất cân đối dòng tiền nghiêm trọng. Tính trung bình mỗi tháng, vì VETC lỗ khoảng 11,6 tỷ đồng nên đã đẩy tổng lỗ lũy kế trong 2 năm thực hiện Dự án BOO này lên tới 123,77 tỷ đồng.

Chính phủ vào cuộc

Để tháo gỡ những vướng mắc trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa ký Văn bản số 1317/TTg-CN ngày 27/9/2018 về việc triển khai dự án thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC). Theo đó, Chính phủ giao Bộ GTVT chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị có liên quan phối hợp với nhà đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) và BOO (xây dựng-sở hữu-kinh doanh) xác định chi phí, doanh thu các dự án BOT và BOO trên cơ sở đảm bảo phương án tài chính và hiệu quả tổng thể các dự án và phù hợp với các quy định của pháp luật.

Trên cơ sở đó, Bộ GTVT quyết định việc trích doanh thu của các dự án BOT để xác định doanh thu của Dự án thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng (dự án ETC), đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư dự án BOT, nhà đầu tư dự án ETC và người dân; không làm tăng mức phí dịch vụ sử dụng đường bộ với người tham gia giao thông so với các hình thức thu hiện hành.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án BOT tại địa phương) quyết định phương án lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí theo thẩm quyền và quy định của pháp luật về đấu thầu để triển khai thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí do địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền; bảo đảm đúng lộ trình chuyển sang thu tự động không dừng theo quy định tại Nghị quyết số 437/NQ-UBTVQH ngày 21/10/2017 của UBTVQH.

Về phía Bộ GTVT, tại cuộc họp về các dự án trọng điểm của ngành Giao thông ngày 27/9 vừa qua, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) chủ trì làm việc với nhà đầu tư dự án BOT, nhà đầu tư dự án ETC đẩy nhanh tiến độ lắp đặt các trạm thu phí không dừng.

“Mục tiêu đến cuối năm 2018 chỉ chừa lại 1 làn dừng ở mỗi trạm. Ưu tiên lắp đặt sớm tại các trạm cửa ngõ vào nội thành, nhất là trên các đường cao tốc. Yêu cầu tất cả các tuyến đường của Tổng Công ty đường cao tốc Việt Nam (VEC) phụ trách đều lắp đặt 100% làn thu phí không dừng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết thêm, thời gian vừa qua tiến độ lắp đặt các trạm thu phí không dừng rất chậm, gặp nhiều khó khăn về cơ chế, nhà đầu tư không đồng thuận. Nhận thức được tình hình đó, Bộ GTVT đã đề xuất giải pháp với Chính phủ và nhận được sự đồng thuận bằng Văn bản 1317. 

Đọc thêm

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...

Nghiên cứu cung cấp giấy chứng nhận đăng kiểm điện tử

Bộ GTVT đồng ý với đề xuất nghiên cứu cung cấp hồ sơ, giấy chứng nhận đăng kiểm phương tiện dưới dạng điện tử. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Cục Đăng kiểm (Bộ GTVT) vừa kiến nghị Bộ GTVT cho phép lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án "Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý và điều hành công tác đăng kiểm của Cục Đăng kiểm giai đoạn đến 2026".

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách

Xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội: Cần có các đột phá về cơ chế, chính sách
(PLVN) - Đây là ý kiến được các đại biểu đưa ra tại Hội thảo khoa học Đường sắt đô thị trong hệ thống giao thông thông minh nhằm giảm ùn tắc giao thông, tiến tới giảm phương tiện giao thông cá nhân do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP Hà Nội tổ chức sáng 11/4. Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn chủ trì hội thảo.

Điều cần tính toán trước khi cấm đỗ xe

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Mới đây, tại cuộc họp giao ban báo chí thường kỳ, đại diện Sở GTVT và các cơ quan chức năng của một địa phương ở phía Bắc đã dành nhiều thời gian để thông tin và trả lời các câu hỏi xoay quanh việc cấm các phương tiện dừng, đỗ tại 100 tuyến đường nội đô (trong số 600 tuyến đường phố thuộc 7 quận nội thành).

3 xe khách đâm liên hoàn, 1 người tử vong

03 xe khách hư hỏng nặng.
(PLVN) - Một vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe khách đã xảy ra tại km4+900, đường tỉnh 155 thuộc địa phận thôn Ún Tà, xã Cốc San, TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khiến 01 người tử vong.