Chiến dịch dọn vỉa hè Hà Nội rơi vào quên lãng?

(PLO) - Ngày 16/1/2017, chiến dịch "đòi" lại vỉa hè cho người đi bộ đã được phát động và thu hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vỉa hè Hà Nội gần như chẳng khác gì so với lúc chiến dịch chưa diễn ra.

Chốn kinh doanh tấp nập

Dỡ bỏ bậc tam cấp, phá những công trình hay nhà ở lấn chiếm lòng đường, xử lí nghiêm trường hợp buôn bán, đậu xe trên vỉa hè… là những việc làm mà UBND các cấp luôn quán triệt để thực hiện chiến dịch lấy lại vỉa hè cho người đi bộ. Chiến dịch đã diễn ra rầm rộ thực hiện và gây được sự chú ý lớn của dư luận xã hội.

Tuy nhiên, đến nay thì nhiều con đường phố ở Hà Nội lại trở về hiện trạng ban đầu. Không khó để nhìn thấy cảnh vỉa hè bị người dân trưng dụng để buôn bán, chiếm dụng như phần đất tư của nhà mình.

Một đoạn vỉa hè trước cổng Đại học Công nghiệp Hà Nội
 Một đoạn vỉa hè trước cổng Đại học Công nghiệp Hà Nội 

Ghi nhận tại cuối trạm xe buýt khu vực Nhổn thuộc đường 32, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) phần lớn vỉa hè thuộc phần bên trong đã bị nhiều người dựng quán, mở những cửa hàng nhỏ bán bánh mì, bánh tráng trộn, bán nước thậm chí mở luôn cả dịch vụ cho thuê xe máy. Không biết từ bao giờ, phần vỉa hè này đã trở thành nơi kinh doanh khá đắt khách. 

Những quán hàng rong là hình ảnh không khó thấy
Những quán hàng rong là hình ảnh không khó thấy 

Ông Nguyễn Hữu Hiệp - người dân sống gần khu vực này cho biết: “Khi được hỏi tại sao lại kinh doanh trên phần vỉa hè rộng lớn này thì người ta chỉ trả lời là họ thuê. Thế nhưng, theo sự quan sát của tôi thì mỗi lần có công an phường hay tổ công tác an ninh đi kiểm tra thì họ vội vã dọn đi và lần sau vẫn tiếp tục buôn bán”.

Vỉa hè Hà Nội đã thành nơi buôn bán khá sầm uất
Vỉa hè Hà Nội đã thành nơi buôn bán khá sầm uất
Địa điểm kinh doanh di động "lý tưởng”
Địa điểm kinh doanh di động "lý tưởng”
B người dân chiếm dụng như đất riêng
B người dân chiếm dụng như đất riêng 

Tại tuyến phố thuộc đường Hồ Tùng Mậu ( Cầu Giấy, Hà Nội), không ngày nào người ta không thấy hình ảnh của những cửa hàng làm vòng hoa bày lộn xộn và chiếm hết phần vỉa hè vốn dành cho người đi bộ.

Tương tự, tại một cửa hàng chuyên thu mua phế liệu, bao bì, ni lông cứ thế bày ra ngổn ngang và được gia công ngay trên mặt đường phố.

Anh Nguyễn Văn Thành (Cầu Giấy) phản ánh: “Ngày nào đi làm qua mấy khu vực này là tắc đường bởi vì họ chiếm dụng vỉa hè rồi thì còn đâu chỗ để đi nữa.” 

Có thể nói, đây chính là một nguyên nhân khiến cho việc tắc đường ở Hà Nội diễn ra thường xuyên nay càng trở nên trầm trọng hơn.

Buôn bán trước cổng chùa Hà
Buôn bán trước cổng chùa Hà
Dịch vụ trông giữ xe ngay trên vỉa hè
  Dịch vụ trông giữ xe ngay trên vỉa hè
Bàn ghế, xe cộ bày la liệt trên khắp vỉa hè
Bàn ghế, xe cộ bày la liệt trên khắp vỉa hè

Chốn của rác thải ngự trị

Chiếm dụng để kinh doanh, buôn bán ,vỉa hè Hà Nội còn là nơi mà người ta tùy tiện vứt rác bừa bãi.

Hình ảnh những xe rác chất đống ngay dưới lòng đường
 Hình ảnh những xe rác chất đống ngay dưới lòng đường

Ghi nhận tại tuyến vỉa hè thuộc quận Đống Đa, việc để rác thải theo dọc đường đã tạo nên hình ảnh xấu cho những con đường phố. Người đi đường luôn khó chịu trước những mùi hôi nồng nặc của tạp nham rác thải bày ra.

Trước cổng ngân hàng ViettinBank
Trước cổng ngân hàng ViettinBank 

Ngay cả trước cửa những nơi như ngân hàng lớn, siêu thị hay chuỗi cửa hàng kinh doanh cao cấp cũng không hiếm hình ảnh vỉa hè ngập tràn trong rác.

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.

Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt và tuyến Quốc lộ 5, Quốc lộ 10

Quang cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, Trưởng Ban An toàn giao thông TP vừa chủ trì cuộc họp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam; các Sở, ngành chức năng và địa phương; cùng đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), Công ty TNHH MTV Tasco Hải Phòng về bảo đảm trật tự ATGT trên tuyến đường sắt và các tuyến Quốc lộ (QL) 5, QL 10 đoạn qua TP Hải Phòng.