Cần Thơ: Xây dựng hệ thống giao thông công cộng thân thiện

Xe buýt đang hoạt động tại TP Cần Thơ
Xe buýt đang hoạt động tại TP Cần Thơ
(PLO) - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thị Ánh Hồng vừa có buổi làm việc với Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) về Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn năm 2030”, dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). 

Giật mình xe buýt mới đáp ứng 1% nhu cầu 

Theo đề án, UBND TP Cần Thơ ban hành mức giá vé cụ thể cho các tuyến vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) và đồng nhất mức giá vé đối với các tuyến trợ giá, sử dụng hình thức vé tháng 1 tuyến và liên tuyến, miễn tiền vé đối với trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng; giảm giá vé đối với người có công với cách mạng, người cao tuổi, học sinh, sinh viên, công nhân, người mua vé tập thể.

Hiện Cần Thơ chỉ có duy nhất hình thức VTHKCC là xe buýt, số lượng cũng như mật độ các tuyến xe buýt vẫn chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Theo Phó Giám đốc Sở GTVT Lê Tiến Dũng, hiện Cần Thơ có 53 chiếc xe buýt hoạt động, trong đó chỉ có 41 chiếc chính thức đang hoạt động và có 12 chiếc dự phòng.

Hệ thống xe buýt thành phố chưa đảm bảo nhu cầu di chuyển của người dân, tỉ lệ xe buýt phục vụ chưa được 1% nhu cầu, hệ thống xe đang xuống cấp trầm trọng (đa số các xe đều đã sử dụng trên 10 năm), chưa phục tốt cho người sử dụng. 

So với các tỉnh khác trong khu vực, số lượng xe buýt của TP Cần Thơ là rất thấp, hiện tại có 53 xe đang phục vụ trong khi các tỉnh khác như Tiền Giang có 105 xe, An Giang 92 xe... Trong khi đó, dân số của Cần Thơ đến năm 2015 đạt mốc gần 1.5 triệu người khiến nhu cầu về VTHKCC đang tăng cao và tạo ra áp lực lớn cho toàn bộ hệ thống giao thông của thành phố. Để VTHKCC đáp ứng nhu cầu của người dân Cần Thơ, nhóm nghiên cứu đã đề ra 3 nhóm giải pháp chính gồm: xây dựng mới các tuyến giao thông công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng tuyến buýt chất lượng cao (BRT).

Các chuyên gia đang tư vấn để TP Cần Thơ hoàn thiện Đề án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
Các chuyên gia đang tư vấn để TP Cần Thơ hoàn thiện Đề án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Xây dựng giao thông công cộng bằng xe buýt

Ông Colin Braoler (chuyên gia tư vấn - giám sát đề án) cho biết, việc thực hiện đề án giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn TP Cần Thơ sẽ phát triển 23 tuyến, trong đó có 14 tuyến nội thành và 9 tuyến liền kề với tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 809,2km, tương đương gấp 4 lần với thời điểm hiện tại.

Sau năm 2020 trên địa bàn thành phố sẽ có 34 tuyến xe buýt, trong đó có 20 tuyến nội thành và 14 tuyến liền kề với tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 1.098,1 km. Vị này cho biết thêm, sẽ có 3 tuyến xe buýt mở mới trong năm 2017.

Để xây dựng đề án, cơ chế chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt thành phố sẽ trợ giá cho hoạt động, bố trí miễn phí diện tích đỗ xe cho doanh nghiệp, đề xuất giảm phí đường bộ, phí bến bãi, hỗ trợ lãi đầu tư... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí khai thác, qua đó từng bước giảm kinh phí trợ giá.

Tuy nhiên, theo tính toán tài chính thì đa phần các tuyến đều cần trợ giá. Đây là một gánh nặng cho ngân sách của TP Cần Thơ, nâng cao chất lượng dịch vụ VTHKCC cũng là một yếu tố quan trọng. Ông đề xuất, TP cần giãn cách xe 15 phút ở giờ cao điểm (30 phút ở giờ thấp điểm) hoạt động 2 chiều, với thời gian 18 giờ/ngày. Bên cạnh đó, xe buýt cần đạt tiêu chuẩn dài 12m và có điều hòa nhiệt độ. 

Về việc định hướng xây dựng tuyến BRT, đơn vị nghiên cứu tư vấn đã không chọn phương án giống như các nước phát triển để áp dụng cho TP, vì chi phí rất đắt đỏ (60 – 70 triệu USD/km); thay vào đó sẽ sử dụng các tuyến có sẵn, không dùng riêng tuyến đường cho xe buýt mà sử dụng phương án đường ưu tiên. Chính vì vậy, chi phí cho tuyến BRT dao động vào khoảng 2–7 triệu USD/km. 

Ông Colin Braoler cho biết thêm, đối với TP Cần Thơ yếu tố quyết định để người dân chọn phương tiện công cộng thay cho xe máy và các phương tiện khác là: thời gian đi lại, chi phí đi lại, tính an toàn, linh hoạt; đây là yếu tố quyết định đến sức hút của vận tải hành khách công cộng đối với người dân. Ông cũng kiến nghị thành phố cần định nguồn vốn đầu tư để có kế hoạch dài hạn, cam kết cung cấp trợ giá khi cần thiết (do một số tuyến cần trợ giá mới có thể hoạt động), sử dụng truyền thông và marketing hỗ trợ phát triển VTHKCC. 

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến tập trung vào vấn đề của đơn vị tư vấn đề ra, yêu cầu định hướng tuyến cần mở, lộ trình hoạt động, cơ chế trợ giá, chính sách về đầu tư phát triển cơ cấu hạ tầng giao thông, cơ chế cho người dân có thói quen đi xe buýt. Bên cạnh đó, là việc chấn chỉnh lại vấn đề trạm chờ, chất lượng xe, thời gian đưa đón khách... bằng phương tiện vận tải xe buýt. 

Sau khi nghe đơn vị tư vấn báo cáo đề án và đại biểu góp ý, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Võ Thị Hồng Ánh đánh giá cao vai trò của Đề án “Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn năm 2030”, vì đây là mô hình giao thông công cộng thân thiện phù hợp với điều kiện đặc thù của Cần Thơ, đề án sẽ chính thức thông qua vào ngày 10/6 tới.

Tuy nhiên, bà Võ Thị Hồng Ánh nhấn mạnh, phải tăng cường quản lý chất lượng các xe buýt, tránh trường hợp vì giảm chi phí mà các chủ đầu tư lại nhập xe cũ, kém chất lượng từ nước ngoài về khiến chất lượng VTHKCC bị giảm sút. Bên cạnh đó, cần có cơ chế xác định chính xác các tuyến cần trợ giá, tránh trường hợp trợ giá tràn lan làm ảnh hưởng đến nguồn ngân sách của thành phố. 

Theo kết quả thống kê của Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Bộ GTVT khối lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn TP Cần Thơ năm 2015 đạt khoảng 4,77 triệu lượt khách, trung bình chuyến được 13.067 lượt khách/ngày, trung bình khoảng 38 khách/lượt xe. TP Cần Thơ có 7 tuyến xe buýt hoạt động, gồm 5 tuyến nội địa và 2 tuyến kế cận đi các tỉnh như: Sóc Trăng, Vĩnh Long. Tổng chiều dài mạng lưới tuyến khoảng 223km, với số lượt xe trung bình hoạt động 388 lượt/ngày, thời gian phục vụ từ 5h20-18h00 hàng ngày.

Tin cùng chuyên mục

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Đọc thêm

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.