Bộ GTVT 'tuýt còi' yêu cầu tạm dừng thu phí tại 4 trạm BOT

Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân - một trong bốn BOT bị yêu cầu dừng thu phí.
Trạm thu phí BOT Bắc Hải Vân - một trong bốn BOT bị yêu cầu dừng thu phí.
(PLVN) - Tổng cục Đường bộ (TCĐB) Việt Nam vừa yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ II, III, IV phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp dự án của 4 dự án BOT trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 tổ chức tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ kể từ 18h ngày 10/7 cho đến khi hoàn tất việc ký phụ lục hợp đồng BOT triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Thông báo trên bị nhiều doanh nghiệp (DN) BOT phản ứng, tại cuộc họp về thu phí không dừng sáng 8/7, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã yêu cầu TCĐB rút lại thông báo trên.

Cụ thể, 4 dự án BOT bị yêu cầu tạm dừng thu phí gồm 3 trạm trên Quốc lộ 1: Trạm thu phí Km2079+535 Quốc lộ 1 thuộc Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp (Công ty TNHH BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp); trạm Bắc Hải Vân thuộc Dự án hầm đường bộ Phú Gia - Phước Tượng (Công ty cổ phần Phước Tượng Phú Gia BOT); trạm Cam Thịnh - Km1517+647, Quốc lộ 1 thuộc Dự án mở rộng Quốc lộ 1 đoạn Km1488 -  qua tỉnh Khánh Hòa (Công ty TNHH Đầu tư 194 BOT Quốc lộ 1 - Cam Ranh); và 2 trạm thu phí tại Km1610+800 và Km1667+470 thuộc Dự án mở rộng Quốc lộ 14 đoạn TP.Pleiku đến Cầu 110 (Công ty cổ phần BOT&BT Đức Long Gia Lai).

TCĐB yêu cầu 4 DN dự án bị yêu cầu dừng thu phí thông báo công khai việc dừng thu phí trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại trạm thu phí; đảm bảo công trình được vận hành thông suốt, an toàn. Đồng thời tổ chức trông coi, bảo vệ tài sản trạm thu phí tránh mất mát, hư hỏng tài sản, thiết bị cũng như có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực trạm thu phí sau khi dừng thu.

Trước đó, Bộ GTVT có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư ký kết phụ lục hợp đồng BOT với Bộ trước 5/7/2019. Đồng thời, Bộ GTVT cũng giao TCĐB Việt Nam dừng thu phí đối với các nhà đầu tư không hoàn thành đúng thời hạn ký phụ lục hợp đồng triển khai thu phí ETC cho đến khi nhà đầu tư thống nhất ký kết phụ lục hợp đồng.

TCĐB được yêu cầu có trách nhiệm đôn đốc nhà cung cấp dịch vụ đẩy nhanh tiến độ lắp đặt thiết bị ETC tại các trạm có đủ điều kiện, trong đó ưu tiên triển khai trước tại các trạm cửa ngõ có lưu lượng giao thông lớn.

Theo giải thích của TCĐB, thông báo trên có mục đích nhắc nhở các nhà đầu tư nhanh chóng ký điều chỉnh hợp đồng ETC để kịp tiến độ triển khai trên cả nước. Tuy nhiên, đại diện DN BOT đều cho biết họ đã ký phụ lục hợp đồng thu phí không dừng từ 1-2 năm trước và đang thu phí ổn định.

Mới đây, Bộ GTVT điều chỉnh tỷ lệ doanh thu trích lại cho nhà cung cấp dịch vụ ETC nên một số DN cần ký thêm phần điều chỉnh này, chứ không phải các đơn vị đó không muốn ký phụ lục hợp đồng - lý do mà TCĐB đưa ra để thông báo dự kiến cấm bán vé cho phương tiện qua trạm. Đại diện BOT Đức Long - Gia Lai cho hay, trạm thu phí trên quốc lộ 14 của đơn vị này đã có 4 làn không dừng, nên việc TCĐB ra văn bản như vậy khiến nhà đầu tư rất ngạc nhiên. 

Khẳng định đồng tình với chủ trương thu phí không dừng của Chính phủ, song đại diện các DN cho rằng tỷ lệ mà họ phải trích lại cho đơn vị cung cấp dịch vụ ETC là chưa hợp lý. Cụ thể, các dự án phải trích từ 2% đến 4,5%, thậm chí 7% doanh thu làn không dừng, trong khi với nhiều đơn vị thì doanh thu dự án BOT hiện nay chưa đủ trả lãi vay ngân hàng.

Một số chủ đầu tư phản ảnh chi phí lắp đặt ETC khiến phương án tài chính của dự án tăng hàng trăm tỷ đồng và kéo dài thời gian thu phí 1-2 năm. DN muốn tự đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ ETC thay vì Bộ GTVT yêu cầu họ phải trả theo tỷ lệ doanh thu.  

Sáng 8/7, tại cuộc họp về thu phí không dừng, trước các ý kiến trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ yêu cầu TCĐB rút lại thông báo tạm dừng thu phí với 4 dự án BOT. Đồng thời chỉ đạo Vụ Đối tác công tư (PPP) tính toán tỷ lệ trích lại cho nhà cung cấp dịch vụ ETC, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư BOT.

Thứ trưởng Thọ cho biết, tổng vốn đầu tư để lắp đặt thu phí không dừng tại 44 trạm BOT trên toàn quốc (giai đoạn một) là 1.700 tỷ đồng và sẽ được phân bổ hợp lý, công bằng cho các dự án. Trạm gần thành phố với lưu lượng xe cao thì tỷ lệ trích phải cao; trạm nhỏ có doanh thu thấp thì trích vừa phải.

“Không có chuyện nhà đầu tư BOT phải bàn giao toàn bộ trạm cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, mà chỉ bàn giao một số làn để tổ chức thu phí theo công nghệ ETC. Tất cả nhân sự, tài sản của trạm thu phí vẫn thuộc doanh nghiệp dự án quản lý”, ông Thọ nhấn mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Đọc thêm

Dồn sức thông xe hai dự án cao tốc Bắc - Nam trước 30/4

Thi công cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt. (Ảnh: Nhà thầu dự án cung cấp)
(PLVN) - Không chỉ thi công 3 ca, 4 kíp suốt ngày đêm, nhiều nhà thầu còn sẵn sàng tăng cường máy móc, nhân lực sang hỗ trợ nhà thầu khác đang gặp khó để nỗ lực đưa 2 dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông vào hoạt động trước dịp 30/4.

Bài học từ buýt nhanh BRT

Ảnh minh họa
(PLVN) - Thông tin tuyến buýt nhanh BRT của Hà Nội sẽ chấm dứt hoạt động, chính thức được đưa ra mới đây, khi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) làm việc với UBND TP Hà Nội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ 2009 - 2023.

Xe tải va chạm xe khách, 23 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
(PLVN) - Chiều 13/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Kon Tum cho biết, trên tuyến đường Quốc lộ 24 đoạn qua địa bàn huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe khách khiến một người chết, 22 người bị thương.

Thông xe tuyến đường kết nối cầu vượt sông Cầu, kết nối vùng Hà Nội - Bắc Giang

Các đại biểu thực hiện nghi thức cắt băng thông xe kỹ thuật tuyến đường.
Dự án được thông xe kỹ thuật đóng vai trò chiến lược để hình thành mạng lưới giao thông liên kết TP Hà Nội với tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận, hoàn thiện đường Vành đai 4 qua địa phận tỉnh Bắc Giang; kết nối các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Bắc Giang với các khu công nghiệp tại TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc...