Ai “cứu” cầu Ghềnh theo lệnh khẩn cấp?

Ai “cứu” cầu Ghềnh theo lệnh khẩn cấp?
(PLO) - “Có nhiều đơn vị đăng ký tham gia thi công khôi phục cầu Ghềnh, nhưng quan điểm của Bộ Giao thông Vận tải và TCty Đường sắt Việt Nam là “anh” nào có năng lực, đảm bảo thời gian thi công nhanh nhất mới được chọn”,  Phó Tổng Giám đốc TCty Đường sắt Việt Nam Đới Sỹ Hưng cho biết.

Được giao thầu

Như tin đã đưa, hôm 23/3 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ GTVT, TCty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) về việc khôi phục khẩn cấp cầu Đồng Nai lớn (cầu Ghềnh). Theo đó, Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư công trình xây dựng khôi phục cầu Ghềnh đoạn Km1699+860 trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP HCM theo lệnh khẩn cấp.

Bộ GTVT có trách nhiệm chỉ đạo Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty ĐSVN quyết định đầu tư, tổ chức quản lý thực hiện dự án và được giao thầu từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo đúng quy định pháp luật.

Về nguồn vốn, Thủ tướng đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT và TCty ĐSVN bố trí hơn 298 tỉ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để thực hiện đầu tư công trình này. 

Được biết, liên tục mấy ngày qua, đoàn công tác của Bộ GTVT và các đơn vị liên quan đã thảo luận nhiều phương án để khắc phục sự cố nói trên. “Có 3 phương án được đưa ra, trong đó phương án nâng cao độ trắc dọc đỉnh ray trên cầu lên khoảng 2,2m để đáp ứng tĩnh không thông thuyền cấp 3 là ưu việt nhất, bởi nó giải quyết được vấn đề “điểm đen” giao thông ở đây”, Giám đốc Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng GTVT (TRICC) Trần Thiện Cảnh cho hay.

Cụ thể,  theo phương án này thì sẽ tiến hành xây mới toàn bộ cầu, sơ đồ 3 nhịp 75m, dầm dàn vòm thép giản đơn; kết cấu dưới nước sẽ xây dựng hai trụ cầu bê tông cốt thép mới bằng cọc khoan nhồi đường kính 1,5m; xây mới 2 mố bê tông cốt thép cọc khoan nhồi.

Đơn vị thi công phải “sừng sỏ”

Để việc thi công khắc phục sự cố diễn ra trong thời gian sớm nhất, từ nay đến cuối tháng 3 phải tiến hành trục vớt được dầm cầu Ghềnh bị sập và thanh thải lòng sông. “Cuối tuần này, hoạt động trục vớt dầm cầu sẽ được bắt đầu và nó sẽ kết thúc vào cuối tháng 3 để các đơn vị thi công vào cuộc”, Phó Tổng Giám đốc TCty ĐSVN Đới Sỹ Hưng cho biết chiều qua.

Theo nguồn tin của PLVN, hiện TRICC đang gấp rút lập thiết kế cơ sở và dự toán tổng mức đầu tư  để đến ngày 31/3, cơ quan chức năng có thể phê duyệt đầu tư cho dự án. Được biết, có khá nhiều đơn vị xây lắp đăng ký tham gia thi công để khắc phục sự cố cầu Ghềnh; tuy nhiên, theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT là phải tuyển các đơn vị tinh nhuệ nên chắc chắn tham gia dự án này phải là những doanh nghiệp “sừng sỏ”, và đặc biệt phải có kinh nghiệm ứng cứu các tình huống cấp bách tương tự sự cố nói trên.

“Theo kế hoạch thì mọi việc chỉ diễn ra trong 120 ngày, nhưng thực tế khảo sát, thiết kế, thi công rút xuống được ngày nào thì tốt ngày đó, bởi càng lâu thì hoạt động kinh doanh vận tải của ngành Đường sắt càng thiệt hại. Vì thế, “anh” nào có năng lực và đảm bảo được thời gian thi công nhanh nhất thì mới được giao thầu thực hiện công trình khẩn cấp này”.

Trao đổi với PLVN, ông Nguyễn Thành Long, Tổng Giám đốc Công ty CP TCty Công trình đường sắt (RCC) cho biết, đơn vị này đã lên kế hoạch điều 3 đơn vị  mạnh nhất về thi công và sản xuất dầm thép đóng trên địa bàn từ Thừa Thiên Huế trở vào chuẩn bị khảo sát và thi công khắc phục sự cố ở phần mố cầu và dầm. Còn phần trụ giữa sông dự kiến do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) thi công...

Đọc thêm

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề

Cục CSGT tăng cường xử lý vi phạm giao thông theo chuyên đề
(PLVN) - Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, lực lượng CSGT toàn quốc đã tập trung xử lý các hành vi là nguyên nhân gây TNGT. Trong đó vi phạm về nồng độ cồn 1.045.844 trường hợp, chiếm 20,21%; ma túy 4.522 trường hợp; đi sai làn đường, phần đường 102.878 trường hợp; tránh vượt không đúng quy định 15.261 trường hợp; quá tải 123.177 trường hợp...

Tổ chức chạy tàu 'Kết nối di sản miền Trung'

Tuyến đường sắt nối Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng sẽ qua đèo Hải Vân hi vọng sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
(PLVN) - Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách từ Huế đến Đà Nẵng và ngược lại, từ ngày 26/3/2024, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng tổ chức vận hành đoàn tàu trên khu đoạn Huế - Đà Nẵng và ngược lại theo hình thức kinh doanh vận tải kết hợp khai thác dịch vụ du lịch.

Con số đáng báo động

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Cả nước hiện có gần 1.900km đường cao tốc, nhưng do phân kỳ đầu tư nên trong giai đoạn 1, 5 dự án mới có 2 làn xe, gồm: Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Túy Loan, Yên Bái - Lào Cai, Thái Nguyên - Chợ Mới, Hòa Lạc - Hòa Bình.