Xung quanh lùm xùm SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Lo ngại độc quyền mới về SGK?

Xung quanh lùm xùm SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Lo ngại độc quyền mới về SGK?
(PLVN) - Từ năm 1981 đến nay, Việt Nam đã trải qua hai lần đổi mới sách giáo khoa (SGK). Lần đổi mới thứ nhất vào năm 1981, lần thứ 2 vào năm 2004 và hiện đang bước vào lần đổi mới thứ 3 dự kiến sẽ áp dụng đối với học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021. Nhiều ý kiến băn khoăn về sự khách quan khi Bộ GD-ĐT vừa quản lý vừa ban hành và quản lý tiêu chuẩn chung, nhưng lại đồng thời tham gia soạn thảo SGK…

Thẩm định có… khách quan?

Bộ sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục (CNGD) nhiều lần đã bị bỏ vì những lý do phi khoa học, nhưng sau đó lại được dùng trở lại vì học theo chương trình khác nhiều học sinh yếu và tái mù chữ quá, nhất là học sinh ở các tỉnh miền núi khó khăn, vùng sâu vùng xa. Lần này, thậm chí người ta còn chưa biết chương trình mới sẽ dạy thế nào đã lại đem bỏ bộ sách CNGD đi, không biết rồi mọi chuyện sẽ ra sao?

Ba bản thảo SGK Công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại bị Hội đồng thẩm định SGK đánh trượt vòng thẩm định đầu tiên. Khi mà một bộ sách đã trải qua hơn 40 năm thử nghiệm, được áp dụng ở 49 tỉnh thành với hơn 900.000 học sinh.

Bộ sách từng được Hội đồng thẩm định quốc gia thông qua, được đánh giá tốt. Nhiều thời điểm được Bộ GD-ĐT khuyến khích sử dụng vì có lợi cho học sinh nhưng chưa có kết luận thành công hay thất bại. Sau 40 năm, bộ sách ấy trượt vòng công nhận là SGK…

Theo TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ ĐH (Bộ GD-ĐT), khi tiếp cận với chủ trương soạn thảo SGK mới của Bộ GD-ĐT, trong đó có đưa ra tiêu chí là soạn thảo SGK theo hướng mở, với định hướng này nhiều hy vọng SGK của GS Hồ Ngọc Đại sẽ được chấp nhận.

Thế nhưng, nội dung vẫn hướng tới sự phát triển đồng loạt, đồng đều, vì lý do này nên cả nước tới nay vẫn chỉ có chung một chương trình SGK. Nhưng quy định về một hay nhiều bộ SGK cũng phải tương thích với cách tiếp cận về năng lực của người học. Ở Việt Nam, cơ quan quản lý vừa ban hành và quản lý tiêu chuẩn chung nhưng lại đồng thời tham gia soạn thảo SGK.

Hơn nữa, các chương trình giảng dạy cũng được quy định cứng và giáo viên, học sinh phải dạy và học theo đúng chương trình trong SGK. Từ những cái chuẩn cứng được quy định, chắc chắn sẽ đẻ ra những cái chuẩn cứng trong tư vấn, thẩm định, đánh giá...

Và như thế, kết quả cuối cùng sẽ lại quay trở lại với cách tiếp cận cũ là một chương trình và một SGK. Điều này cũng đồng nghĩa với mục tiêu nhiều SGK sẽ thất bại?

Còn GS.TSKH Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng bày tỏ, sau lùm xùm SGK công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loại, ông lo ngại độc quyền mới trong lĩnh vực giáo dục. Về việc SGK công nghệ giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại bị loại, GS Phạm Tất Dong cho rằng đứng trên vị trí của Hội đồng thẩm định họ đã làm tròn vai.

Tuy nhiên, yếu thế của bộ SGK công nghệ giáo dục là thiếu tính đồng nhất, chỉ có một bộ sách cho lớp 1 mà không có các bộ sách nối tiếp cho các lớp tiếp theo. Như vậy, nếu học sinh học theo SGK công nghệ thì hết lớp 1 sẽ phải chuyển tiếp sang học theo SGK lớp 2 của người khác, rất bất tiện, khó khăn cho người học.

Thứ hai, nếu căn cứ trên các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, chấm điểm của Bộ GD-ĐT, SGK công nghệ có tới 300 điểm chưa đạt về nội dung, cũng như cách trình bày... Căn theo lỗi đánh giá này rõ ràng bộ sách rất khó được thông qua.

Bởi thế, vấn đề gây tranh cãi có lẽ không nằm ở việc bộ SGK công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại đã bị loại như thế nào mà nằm ở khung chương trình chuẩn theo Bộ GD-ĐT được xây dựng ra sao; những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá được xây dựng như thế nào? Tiêu chí sáng tạo được phép vượt quá chương trình khung là bao nhiêu?

Sáng tạo tới mức nào là hợp lý? Đây là điểm khiến dư luận còn băn khoăn. Ai cũng biết Hội đồng thẩm định đánh giá phải dựa trên các tiêu chuẩn chung nhưng nếu chỉ áp theo các tiêu chuẩn cứng để đánh giá thì không khác nào đã triệt tiêu tính sáng tạo của người soạn thảo.

Kể cả về chương trình khung cũng vậy. Một người vừa xây dựng chương trình, vừa đưa ra tiêu chí đánh giá, vừa soạn thảo nội dung, lại vừa chấm điểm thì rất khó cho mình điểm kém…

Và những lo ngại về hiện tượng độc quyền khép kín trong tất cả các khâu của quy trình từ xây dựng chương trình, xây dựng tiêu chí, chủ trì biên soạn đến phát hành đều do Bộ GD-ĐT quản lý là điều dễ hiểu. Đành rằng, trong bối cảnh hiện tại, cũng không thể mạo hiểm giao thẳng cho tư nhân mà vẫn phải bảo đảm mục tiêu cho giáo dục quốc gia.

Về lâu dài, muốn có nhiều bộ SGK, có nhiều người soạn thảo thì phải có chính sách công bằng và bình đẳng đối với những đơn vị tham gia làm SGK. Trong đó, cần quy định về trách nhiệm rõ ràng. Ví dụ, SGK do Bộ soạn thảo không đạt yêu cầu, không tốt hơn so với những bộ SGK tư nhân làm thì rõ ràng Bộ GD-ĐT phải chịu trách nhiệm với Chính phủ, chịu trách nhiệm với nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư. 

Học sách công nghệ khó hay không, hãy hỏi học sinh. Ảnh minh họa.
Học sách công nghệ khó hay không, hãy hỏi học sinh. Ảnh minh họa.

Trước đó, tại buổi thảo luận về dự luật Giáo dục sửa đổi tại kỳ họp Quốc hội (QH), nội dung thẩm định, lựa chọn SGK được nhiều đại biểu QH quan tâm. Ông Phạm Văn Hòa, đại biểu tỉnh Đồng Tháp, ủy viên Ủy ban Pháp luật của QH đề xuất: Nên cân nhắc Hội đồng thẩm định quốc gia chương trình SGK, có thể giao cho Thủ tướng Chính phủ thành lập sẽ đa dạng thành phần hơn. Thời gian qua, dư luận xã hội rất quan tâm về tính khách quan khi thẩm định, nhất là xã hội hóa trong biên soạn sách. 

Học sinh không thấy khó, sao họ thấy khó?

Trở lại Bộ SGK Công nghệ, thầy Nguyễn Thành Nam chia sẻ, cuối 2007, sau khi xong luận án TS Vật Lý ở Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc Gia Cộng hòa Pháp (CNRS) về nước, thầy Nam đã có 4 năm (từ 2009- 2013) đi theo Nhà giáo Phạm Toàn và nhóm Cánh Buồm để học cách dạy học sinh tiểu học. Thời gian đó, thầy Nam hiểu ra một điều là việc dạy học sinh tiểu học hoàn toàn khác với học sinh ở các lớp trên, bởi vì học sinh tiểu học là những trang giấy trắng. 

Thêm nữa, nhiều người không hiểu khái niệm Công nghệ giáo dục mà thầy Đại dùng nên nghĩ nó giống như công nghệ trong các ngành kỹ thuật, rồi phê phán một cách rất bừa bãi và vô trách nhiệm. Công nghệ giáo dục tức là người thầy không giảng giải, mà hướng dẫn học sinh tự học thông qua hệ thống việc làm được thiết kế cẩn trọng và khoa học, sau khi thực hiện xong công việc thì các em cũng đồng thời chiếm lĩnh được khái niệm và tri thức.

Chẳng hạn như việc dạy Tiếng Việt, học sinh sẽ được hướng dẫn thực hiện các thao tác phát âm, phân tích âm và ghi lại âm bằng các con chữ, qua đó các em sẽ hiểu được cấu trúc ngữ âm của Tiếng Việt, đồng thời có thể đọc, viết dễ dàng và không bao giờ tái mù chữ.

Chương trình của thầy Đại đã được thực hiện mấy chục năm có thành tựu rõ ràng trên hàng triệu học sinh Việt Nam, vậy mà nhiều người cứ kêu nội dung này nội dung kia là quá khó với học sinh là thế nào. Học sinh không thấy khó sao họ lại thấy khó? 

Thầy Nam chia sẻ thêm, có một thực tế, ở Việt Nam, có những người làm chương trình tiểu học mà chưa bao giờ trực tiếp dạy học sinh tiểu học. Họ dựa vào chương trình nước ngoài, phiên dịch, lên khung, rồi ra lò cho giáo viên xoay xở. Và cách làm chương trình hiện tại cũng thế, vẽ ra cái khung, rồi vẽ ra SGK, nhưng khâu triển khai thực tế thì chưa biết phải làm thế nào, vì đã có ai dạy trực tiếp đâu mà biết.

Việc loại bộ sách giáo khoa của CNGD là do bộ sách đó không đáp ứng  được cái khung do Bộ GD- ĐT công bố, mà thầy Đại thì không chấp nhận đập đi xây lại bộ sách tâm huyết của mình cho phù hợp với thông tư mới của Bộ GD- ĐT, nên bộ sách bị loại là là lẽ hiển nhiên. Nó bị loại vì lý do hành chính, chứ không phải lý do khoa học.

Theo TS Nguyễn Thành Nam, vấn đề nằm ở chỗ: Đáng lý Nhà nước nên nghiên cứu để đưa ra một bộ chuẩn đầu ra của học sinh, rồi xây dựng hệ thống đánh giá học sinh để biết được đầu ra có đạt chuẩn hay không.

Các tập thể biên soạn SGK phải làm sao để chuẩn đầu ra của học sinh đáp ứng được bộ tiêu chuẩn quốc gia đó. Đằng này lại đi quy định chuẩn khung chương trình cứng ở đầu vào, thì Bộ GD biên soạn luôn sách giáo khoa cho xong, đâu cần làm nhiều bộ sách. 

Cũng tại buổi tọa đàm về SGK mới đây, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phạm Tất Thắng cho hay, bản thân bất ngờ khi nghe thông tin sách Toán và Tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Công nghệ Giáo dục bị loại.

Bởi 2 cuốn sách là công trình nghiên cứu cả cuộc đời của một nhà khoa học rất có uy tín, của một trung tâm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Sách này đã có quá trình vận hành thực tiễn ở các mức độ khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau hơn 40 năm. Theo con số thống kê, năm học 2019-2020 có khoảng 931.000 học sinh lớp 1 đang theo học 2 cuốn sách trên.

Tuy nhiên, tôi tôn trọng quyết định của Hội đồng thẩm định sách SGK quốc gia. Hội đồng thẩm định theo Thông tư 33 của Bộ GD- ĐT, tức thẩm định SGK đáp ứng chương trình phổ thông mới theo Nghị quyết 88 của QH. Mà chương trình mới khác cơ bản về cách tiếp cận, cách thức thể hiện chương trình cũng như nội dung cơ bản so với chương trình và SGK cũ”, ông Phạm Tất Thắng nói.

Xung quanh vấn đề này, ông Thái Văn Tài, Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết, việc thẩm định SGK mới theo đúng tiêu chí Thông tư 33 của Bộ GD-ĐT ban hành, bao gồm 13 tiêu chí và 4 tiêu chuẩn. Vừa qua, 3 nhà xuất bản gửi 5 bộ bản thảo SGK và Hội đồng thẩm định đều dựa trên Thông tư 33 để thẩm định.

Những bản thảo SGK được đánh giá là không đạt hay đạt nhưng cần sửa chữa đều có quyền chỉnh sửa và nộp lại cho hội đồng để thẩm định lại. Hội đồng thẩm định được thành lập dựa trên quy trình chặt chẽ, có giáo viên, nhà quản lý, nhà khoa học chuyên sâu, có đại diện 3 miền, vùng khó khăn.

Có 15 ngày để hội đồng tiếp cận với bản thảo SGK và 7 ngày để các thành viên hội đồng thảo luận với nhau trước khi đưa ra quyết định…

Đọc thêm

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Không gây quá tải, áp lực cho thí sinh

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng phát biểu kết luận Hội thảo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - GS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng cho biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 đã được Bộ GD&ĐT chuẩn bị trong một thời gian dài, bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, ứng dụng những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới công tác thi tốt nghiệp THPT…

Vì sao trường Cao đẳng Huế có tới 8 Hiệu phó?

Ông Nguyễn Văn Phương (Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế) trao quyết định và tặng hoa Hiệu trưởng cùng 8 Phó Hiệu trưởng
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức lễ Công bố Quyết định thành lập trường Cao đẳng Huế. Sau khi thành lập, trường này có tới 8 Phó Hiệu trưởng. Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên Huế lý giải việc này ra sao?

Thi tốt nghiệp THPT 2024: Những điểm mới cần lưu ý

Thi chứng chỉ VSTEP tại Đại học Kinh tế - Tài chính. (Ảnh: UEF)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Kỳ thi năm nay cơ bản giữ ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số điểm về mặt kỹ thuật để bảo đảm thống nhất trong quá trình tổ chức thi trên phạm vi cả nước.

Nhiều cơ hội cho thí sinh chọn ngành bán dẫn

Nhiều cơ hội cho việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐHBK)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, dự kiến năm 2024, các trường đại học sẽ tuyển sinh đào tạo hơn 1.000 sinh viên ngành vi mạch bán dẫn, chủ yếu là thiết kế và 7.000 sinh viên lĩnh vực liên quan đến ngành này… Con số trên sẽ tăng dần từ 20 - 30% mỗi năm. Năm 2030, số lượng nhân lực ngành bán dẫn cơ bản đáp ứng theo yêu cầu của Chính phủ.

Tuyển sinh đại học 2024: Cuộc đua đa sắc màu

Sinh viên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. (Ảnh: HUST)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT được giữ ổn định từ năm 2022 tới nay, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thí sinh. Do vậy nhiều trường công bố đề án tuyển sinh sớm để thí sinh chuẩn bị tốt nhất, cho cả kỳ thi tốt nghiệp THPT và các đợt xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2024…

Gia đình Việt với sinh viên nước ngoài xa nhà

Chị Nguyễn Thị Thanh Hằng (phải) và con gái đỡ đầu là sinh viên Lào. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Học tập, sinh sống ở một đất nước xa lạ, nhưng các sinh viên Lào, Campuchia đã nhận được hơi ấm thân thương từ các gia đình cha - mẹ đỡ đầu Việt Nam. Trao đi tình yêu thương, các bậc cha mẹ người Việt cũng nhận lại nhiều tình cảm và kỉ niệm đẹp từ các con.

Tuyển sinh Đại học 2024: Nhiều ngành “khát” nhân lực

Thí sinh cần cân nhắc trước ngưỡng cửa chọn nghề tương lai. (Ảnh minh họa - Nguồn: huongnghiep.hocmai.vn)
(PLVN) - Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố thông tin đầu tiên về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Sắp tới, quy chế thi tốt nghiệp THPT sẽ được chính thức ban hành để thí sinh sẽ đăng ký dự thi từ tháng 4.