Vụ cô giáo tố bị trù dập ở Hà Nội: Làm sao giữ tâm hồn trong sáng cho trẻ?

Lời tố cáo của cô giáo Tuất đang gây chú ý dư luận.
Lời tố cáo của cô giáo Tuất đang gây chú ý dư luận.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Câu chuyện một cô giáo ở Hà Nội tố cáo nhà trường trù dập và bao che cho học sinh hành hung cô đang gây chú ý dư luận. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thanh tra vụ việc, nhưng nhiều người không khỏi đau lòng trước hành vi của những đứa trẻ lên 10. 

Trong lá đơn dài 13 trang gửi các cơ quan chức năng, cô Nguyễn Thị Tuất (Trường Tiểu học Sài Sơn B, Quốc Oai, Hà Nội) trình bày hàng loạt vấn đề bức xúc. Theo đó, tháng 7/2019, cô được Ban Giám hiệu (BGH) Trường Tiểu học Sài Sơn B phân công dạy hè lớp 2A chuẩn bị lên lớp 3A năm học 2019 - 2020.

Có 4 phụ huynh gửi đơn lên nhà trường yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm vì cho rằng cô vi phạm đạo đức, đối xử với anh em, hàng xóm không tốt. Sau đó, đa số phụ huynh lớp 2A có đơn đề nghị gửi BGH nhà trường cho cô tiếp tục dạy học. Nhưng đến tháng 8/2019, trường lại phân công cô Tuất dạy lớp khác với lý do 25 phụ huynh không đồng ý cho cô dạy lớp con họ. 

Đơn còn nêu, năm học 2019-2020, phụ huynh lớp 5A do chồng cô chủ nhiệm phản ánh: Năm lớp 1, nhà trường yêu cầu đóng mỗi cháu 200.000 đồng tiền cơ sở vật chất của hai năm liền. Sau đó, trường vay thêm 100.000 đồng/cháu và nói hết lớp 5 trường sẽ trả lại 100.000 đồng này. Ngay cả những em học sinh khó khăn cũng phải nộp khoản tiền này liệu có hợp lý?

Năm học 2020 - 2021, cô Tuất bất ngờ được BGH nhà trường phân công đảm nhiệm dạy 2 môn Lịch sử - Địa lý của khối 4 và khối 5, môn học không phải là thế mạnh về chuyên môn của cô.

Không lâu sau, lại xuất hiện nhiều đơn đề nghị không cho cô Tuất giảng dạy từ phụ huynh ở các lớp khối 5. Lúc này, cô Tuất tiếp tục bị phân công làm các công việc khác như vệ sinh, trực công tác phòng dịch, làm giáo viên dự bị...

Đặc biệt, theo cô, sự việc càng đẩy đi xa hơn khi học sinh khối 5 do cô giảng dạy liên tục quậy phá, hành hung cô giáo. “Cứ đến tiết học của tôi, các học sinh đồng loạt làm việc riêng, không học bài, gây mất trật tự. Thậm chí, có những em còn mang theo chăn đến lớp, chơi bài trong giờ học....”, cô cho biết. Về việc này, cô đã nhiều lần báo cáo qua các buổi họp hội đồng, họp tổ, Phòng GD&ĐT huyện.

Sự xác thực của clip ghi hình ảnh các em học sinh quậy trong giờ học, cầm thước đánh cô giáo, bắn đạn giấy vào mắt cô gây thương tích, mang chăn trùm trong lớp, đánh bài trong giờ vẫn đang được cơ quan chức năng làm rõ. Nhưng hình ảnh được thấy rõ là học sinh lớp 5 viết bậy vào bài kiểm tra, vào vở bài tập với những ngôn từ “gây sốc”.

Ví dụ: với câu hỏi “Qua quan sát hình và bài đọc trong sách giáo khoa, em hãy điền vào các cột để biết người Lạc Việt ăn, mặc, ở và sinh hoạt lễ hội như thế nào”, học sinh viết trong bài kiểm tra: “không biết”, “không nói”, “cút”... Ở câu hỏi cuối trong bài kiểm tra nói trên, học sinh này còn viết: “Tại sao em phải trả lời cô?”.

Theo cô Tuất, sự việc được cô báo lên nhà trường nhưng BGH vẫn “làm ngơ”. Trong khi đó, khi trả lời báo chí, Trưởng phòng Giáo dục huyện Quốc Oai, Hà Nội lại khẳng định: Việc học sinh viết bậy, coi thường giáo viên là do cô giáo dạy không “đến nơi đến chốn” nên chỉ có 1, 2 học sinh viết “linh tinh”.

Nhiều người thắc mắc những hành vi vi phạm của học sinh như “viết bậy” trong bài kiểm tra có bị nhắc nhở gì không? Nếu không được uốn nắn kịp thời, những đứa trẻ tiểu học có thể ngộ nhận hành vi của mình đối với giáo viên như thế là đúng. Mặt khác, vai trò của giáo viên chủ nhiệm và BGH nhà trường ở đâu trong sự việc này?

Một số ý kiến cho rằng cô Tuất nếu sai phạm sẽ có cơ quan quản lý giải quyết, nhưng học sinh hành xử không đúng cũng cần biện pháp răn đe nghiêm khắc. Học sinh như tờ giấy trắng, luôn chịu ảnh hưởng hành xử từ người lớn, đặc biệt là các thầy, cô giáo. Chúng sẽ lớn lên ra sao khi không hiểu những ứng xử tối thiểu về tôn sư trọng đạo? Và hơn nữa, xin đừng lôi các em vào “cuộc chiến” thô bạo của người lớn. 

Cần “thầy ra thầy, trò ra trò”

Bày tỏ về vấn đề này, PGS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khuyến học Việt Nam - cho rằng, để giải quyết thấu đáo vấn đề, hãy cân nhắc đến môi trường sư phạm. Ở thời điểm hiện tại không nên vội vàng kết luận ai đúng, ai sai.

Khi thanh tra sự việc, các đồng chí có trách nhiệm, các cá nhân liên quan hãy đặt yếu tố sư phạm lên hàng đầu. Đừng rời xa, đừng bỏ qua nguyên tắc sư phạm, ở nơi mà luôn luôn phải “thầy ra thầy, trò ra trò”, BGH quản lý, điều hành tốt, phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên và nhà trường.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?