Vì sao năm nay nhiều trường ĐH không xét tuyển bổ sung?

Vì sao năm nay nhiều trường ĐH không xét tuyển bổ sung?
(PLO) - Mùa tuyển sinh năm nay, dù điểm chuẩn có một số biến động khá đáng kể nhưng đến thời điểm này, nhiều cơ sở đào tạo Đại học đã chốt đủ nguồn tuyển ngay sau kết thúc nguyện vọng 1, không xét tuyển nguyện vọng bổ sung dù có tuyển đủ chỉ tiêu đào tạo hay không.  Ông Trần Anh Tuấn (ảnh) - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã trao đổi về công tác xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2018.

Không phải cứ đỗ đại học là ra trường

Nhìn lại đợt 1 xét tuyển đại học, cao đẳng 2018, ông đánh giá như thế nào về tình hình tuyển sinh đại học năm nay?

- Ngay trong đợt xét tuyển nguyện vọng 1, các đơn vị xét tuyển đã có 172 mã tuyển sinh tuyển đủ chỉ tiêu. Trong đó có 226 mã tuyển sinh tuyển được 70% chỉ tiêu, chiếm 70% tổng số mã tuyển sinh trên toàn quốc. Con số này đã phản ánh một thực tế, đó là công tác tuyển sinh đại học năm 2018 đã đạt được các tiêu chí nhanh gọn, nhẹ nhàng, hiệu quả và giảm được áp lực cho các đợt tuyển sinh đợt sau.

Phương thức tuyển sinh năm 2018 cũng đã đảm bảo tính khoa học, hợp lý, khách quan, công bằng đối với các thí sinh và đối với các trường, không xảy ra xáo trộn. Năm 2018 cũng là năm các trường được tự xác định chỉ tiêu, lập đề án tuyển sinh, xác định các điều kiện tuyển sinh, tham gia các nhóm tuyển sinh hoặc tuyển sinh độc lập.

Như vậy, quá trình tuyển sinh năm nay cũng đã đảm bảo được quyền tự chủ của các trường. Về cơ bản, công tác xét tuyển đại học đợt 1 năm nay đã đảm bảo được các tiêu chí an toàn, hiệu quả. Điểm trúng tuyển cũng đã phản ánh được chất lượng đầu vào và thể hiện được sự phân hóa chất lượng giữa các thí sinh, giữa các nhóm trường... 

Đặc biệt, Quy chế tuyển sinh 2018 cũng cho phép thí sinh được đăng ký số lượng không giới hạn về nguyện vọng, sau khi các em có điểm thi các em được điều chỉnh một lần nữa để tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Nhờ vậy các em sẽ có cơ hội lựa chọn những nguyện vọng phù hợp nhất với năng lực và kết quả thi của mình đồng thời hạn chế bớt những trường hợp không tự tin nên không chọn được đúng ngành yêu thích dù đủ điểm.

Dư luận lo ngại khi điểm chuẩn năm nay giảm trung bình từ 1-3 điểm so với 2017, cá biệt như ngành bác sĩ đa khoa của Học viện Quân y giảm đến 8 điểm. Ông nhận định thế nào về điểm chuẩn của các trường năm nay, trước biến động rất nhiều so với năm ngoái?

- Phổ điểm năm nay có thấp hơn phổ điểm của năm 2017 một chút. Tuy nhiên, đây là mức giảm chung trên toàn hệ thống, xảy ra ở cả trường top trên và dưới nên vẫn đảm bảo công bằng cho các em thí sinh. Phân tích phổ điểm 2018, số điểm từ 15 đến 20 không chênh so với năm 2017. Vì vậy, dù mức điểm chuẩn trung bình có giảm từ 1-3 điểm so với năm trước, nhưng mức giảm chủ yếu diễn ra ở phân khúc các trường top trên. Vì thế, không thể kết luận điểm chuẩn hạ đồng nghĩa với chất lượng đầu vào không đảm bảo.

Có thể thấy, điểm chuẩn của các ngành phụ thuộc vào chất lượng đầu vào, chất lượng đào tạo của các ngành đó, “độ hot” của thị trường đối với ngành đó. Vì thế nếu năm nay điểm chuẩn đầu vào của một số ngành thấp thì đây cũng là cơ hội để các trường, các ngành khi có điểm chuẩn thấp không thu hút được nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển thì chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo, đổi mới chương trình; nâng cao chuẩn đầu ra, chất lượng đội ngũ để làm sao tăng được uy tín của ngành đó để trong năm tới tiếp tục thu hút được thí sinh vào.

Tôi cũng muốn nói thêm là đầu vào chỉ là một khâu trong quá trình đào tạo chung. Trước đây chúng ta vẫn mặc định cứ đỗ đại học là sẽ được ra trường, hiện nay điều này đã thay đổi. Con số hàng ngàn sinh viên bị buộc thôi học, bỏ học giữa chừng vì nhiều lý do khác nhau trong 2-3 năm trở lại đây cho thấy quá trình đào tạo đại học là một quá trình sàng lọc. Trên thực tế có nhiều trường tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt 70-80%, thậm chí có những trường về kỹ thuật công nghệ, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp chỉ đạt được 65% so với số sinh viên nhập học.

Điểm thấp có “vơ bèo vạt tép”?

Với quy định bỏ điểm sàn, nhiều người lo ngại các trường “vơ bèo vạt tép”. Vậy Bộ có giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng này và xử lý tình trạng này nếu xảy ra?

- Khi không còn điểm sàn, các trường sẽ tự cân đối điểm sàn theo từng ngành, từng khối ngành phù hợp với đặc điểm của ngành, của trường, vùng miền để đặt ra mức điểm chuẩn đầu vào để có thể tuyển được đối tượng đúng nhất nhưng phải đảm bảo chất lượng nguồn tuyển.

Khi quyết định bỏ điểm sàn, Bộ đã truyền thông, cảnh báo rất rộng rãi tới các trường đại học nguy cơ tự hạ thấp thương hiệu, uy tín và chất lượng đào tạo nếu trường nào đưa ra mức điểm sàn quá thấp.

Thực tế đã có một số trường đưa ra ngưỡng điểm sàn 12-13, tuy nhiên, Bộ đã ngay lập tức có ý kiến và các trường đó đã điều chỉnh kịp thời. Thông điệp đưa ra cũng rất rõ ràng, nếu cơ sở đào tạo nào lấy điểm đầu vào quá thấp, Bộ sẽ kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. Cơ sở nào không đảm bảo đủ điều kiện đào tạo sẽ bị đình chỉ tuyển sinh.

Thưa ông, theo Bộ GD&ĐT thì kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ giữ ổn định đến năm 2020. Thế nhưng, với những gì diễn ra trong mùa tuyển sinh năm nay thì Bộ sẽ tiếp thu và điều chỉnh ra sao để tiếp tục hoàn thiện phương án tuyển sinh ra sao để đảm bảo thuận lợi cho các trường mà vẫn đảm bảo độ phân hóa, đặc biệt đảm bảo chất lượng nguồn tuyển?

- Dù có một số tiêu cực xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia tại một số địa phương, tuy nhiên đây là thiểu số và chúng ta không vì thế phủ định hoàn toàn những nỗ lực tổ chức, làm bài thi nghiêm túc của số đông còn lại. Kỳ tuyển sinh năm nay đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Kế thừa kết quả thành công của năm 2017, tiếp tới chúng tôi tiếp tục cải tiến quy trình. Nhưng theo lộ trình đổi mới thi cử và về mặt tổng thể thì cho đến năm 2020 thì quá trình tuyển sinh, xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm sẽ giữ nguyên.

Chúng tôi sẽ tập trung cải tiến kỹ thuật phần mềm, một số khâu quan trọng trong quy trình tổ chức thi, chấm thi…để đảm bảo tối đa quyền lợi của các thí sinh cũng như sự nghiêm túc khách quan của kỳ thi THPT quốc gia.

Xin cảm ơn ông! 

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.