Trưởng thành hơn từ “Học kỳ quân đội”

Hướng dẫn các “chiến sĩ nhí” gấp chăn màn, sắp đặt nội vụ vệ sinh
Hướng dẫn các “chiến sĩ nhí” gấp chăn màn, sắp đặt nội vụ vệ sinh
(PLO) - Sau 10 ngày trải nghiệm cùng chương trình “Học kỳ trong quân đội” tại Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 395) 156 “chiến sĩ nhí” tỉnh Hải Dương đã trở về với gia đình. Những nội dung được học tập, rèn luyện ở môi trường quân ngũ sẽ là hành trang bổ ích và cần thiết để các em  tự tin, trưởng thành hơn khi bước vào đời.

5 giờ 30 phút sáng, khi những tiếng kẻng báo thức vang lên là lúc 156 chiến sĩ nhỏ tự giác thức dậy gấp chăn màn, ra sân tập thể dục và làm các công việc cá nhân. 

Học làm chiến sĩ

Từ những bỡ ngỡ ban đầu, những động tác còn vụng về, qua 10 ngày được học tập, rèn luyện các chiến sĩ nhí đã dần quen với môi trường kỷ luật Quân đội. Với nước da đen sạm sau những ngày rèn luyện vất vả đầy nắng gió, em Trần Đức Trọng (15 tuổi, học sinh Trường THCS Chí Minh, thị xã Chí Linh) chia sẻ: “Học ở môi trường quân đội tuy hơi vất vả nhưng em cảm thấy vui. Cái gì em cũng thấy mới lạ. Em đã học được tính kỷ luật, tính tự lập và tự tin hòa nhập với các hoạt động tập thể. Khi về nhà, em sẽ cố gắng dậy sớm để tập thể dục, sắp xếp chăn màn gọn gàng, không để bố mẹ phải nhắc nhở nữa”.

Lần đầu tiên được tiếp xúc, thực hành các thao tác tháo lắp súng tiểu liên AK, em Nguyễn Minh Chiến (học sinh Trường THCS Võ Thị Sáu, TP Hải Dương) tỏ ra rất thích thú: “Mấy ngày đầu em cảm thấy mệt và muốn về nhà, sau đó thì quen dần và thấy thích. Bây giờ em đã biết tự rửa chén đũa, xếp chăn màn, dậy tập thể dục buổi sáng... Em thấy rất vui khi được giao tiếp với nhiều bạn, được các anh, chị lớn tuổi hơn giúp đỡ, chia sẻ trong cuộc sống”.

Đại úy Nguyễn Văn Thuấn, Trợ lý Thanh niên Trung đoàn 2 (Sư đoàn 395), Phụ trách chương trình huấn luyện “Học kỳ trong quân đội” cho biết: “Ngày đầu tiên đặt chân đến doanh trại, phần lớn các em đều khóc vì nhớ bố mẹ và vì chưa quen với nếp sinh hoạt nghiêm khắc trong quân đội. Sau vài ngày học tập, rèn luyện đa số các cháu đã quen dần chế độ sinh hoạt quân ngũ. Các em được trải nghiệm, làm quen và biết về cuộc sống của các chú bộ đội”.

Rèn luyện kỹ năng sống

Tìm hiểu được biết, để tạo sự hứng thú cho các em trong học tập, rèn luyện, năm 2016, Ban tổ chức đã chú trọng hơn đến các nội dung, bài giảng phù hợp với tâm lý, lứa tuổi vị thành niên, giáo dục kỹ năng sống, hướng các em phát triển toàn diện về chân - thiện - mỹ.

Do vậy, ngoài các bài học về kiến thức quân sự, rèn luyện kỷ luật, tác phong người chiến sĩ, chương trình còn trang bị thêm kỹ năng sống, kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho các em như: Kỹ năng phòng chống tai nạn đuối nước, thương tích cho trẻ; kỹ năng giao tiếp tâm sinh lý tuổi teen; tổ chức các hoạt động nhóm, tình nguyện, sinh hoạt cộng đồng, văn hóa, thể thao; các trò chơi…  Các buổi tối, các em được giao lưu văn nghệ với các cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 3. 

Dù thời gian không dài nhưng nhờ được rèn luyện, giáo dục trong môi trường quân đội các em đã có nhiều thời gian để giao tiếp, tâm sự, chia sẻ với nhau, từ đó tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các chiến sĩ nhí; nhiều học sinh, nhất là những “cậu ấm”, “cô chiêu” đã trưởng thành, tự tin, chững chạc, chín chắn hơn; có tinh thần tập thể, sống tự lập, có trách nhiệm hơn đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Bà La Thu Hường, phụ huynh học sinh (ở thôn Mỹ Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Tứ Kỳ) chia sẻ: “Ở nhà cháu rất rụt rè, ít giao tiếp với người lạ, chưa biết tự lập, mọi sinh hoạt của cháu tôi đều phải lo. Khi cho cháu tham gia chương trình, vợ chồng tôi rất lo lắng vì cháu chưa xa gia đình bao giờ. Thế nhưng khi tham gia chương trình, cháu viết thư về kể: Con đã biết tự giặt quần áo, chăm sóc bản thân, tự tin lên sân khấu ca hát với các bạn, tôi rất mừng. Tôi thấy con gái đen đi nhiều, nhưng cháu cứng cỏi, mạnh dạn và trưởng thành hơn. Chương trình thực sự là môi trường rèn luyện bổ ích, có ý nghĩa giáo dục kỹ năng sống, giao tiếp cho thế hệ trẻ”...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.