Triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới: Chạy nước rút… có kịp?

Từ năm học 2020-2021, sẽ bắt đầu triển khai vòng SGK mới. (Ảnh minh họa).
Từ năm học 2020-2021, sẽ bắt đầu triển khai vòng SGK mới. (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Từ năm học 2020-2021, chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ được giảng dạy ở lớp 1. Do đó, từ ngày 1-15/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) bắt đầu tiếp nhận hồ sơ thẩm định sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của các tổ chức, cá nhân...

Nhiều bộ SGK để có lựa chọn… tốt nhất?

Luật Giáo dục sửa đổi đã được Quốc hội chính thức thông qua vào giữa  tháng 6/2019. Theo quy định của luật mới, mỗi môn học có một hoặc một số SGK. Việc biên soạn sách sẽ được thực hiện bằng hình thức xã hội hóa mà không dùng tiền ngân sách Nhà nước.

Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới, đến thời điểm này có khoảng 4-5 đơn vị đã tổ chức biên soạn SGK lớp 1, 2, 6, trong đó bản thảo SGK lớp 1 đã hoàn thiện, sẵn sàng chờ thẩm định. Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cũng cho biết, các bộ SGK phải được Hội đồng Quốc gia thẩm định, nếu đạt yêu cầu mới đưa ra sử dụng.

Mới đây, trong một buổi làm việc với các chuyên gia, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh đến việc phải có những bộ SGK chất lượng tốt nhất cho chương trình GDPT mới.

Ông Thái Văn Tài quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Phó trưởng Ban Tổ chức thẩm định SGK theo chương trình GDPT mới, cho biết Bộ GD-ĐT, đến thời điểm hiện tại, các tác giả, nhà xuất bản đã nhận được thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK lớp 1 và bắt đầu chuẩn bị các điều kiện theo quy định để gửi bản thảo SGK về Bộ thẩm định.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, việc chuẩn bị thẩm định SGK lớp 1 là sự khởi đầu của một chuỗi các hoạt động về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, có ý nghĩa chính trị, trách nhiệm xã hội to lớn, do đó cần thực hiện thật tốt. Chất lượng của Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK sẽ quyết định đến việc thẩm định và lựa chọn ra những bộ SGK chất lượng, từ đó các địa phương thực hiện lựa chọn theo thẩm quyền quy định.

Do đó, phải đảm bảo thành lập được các hội đồng thật sự chất lượng, uy tín. Các thành viên được lựa chọn tham gia vào đội ngũ này là những người vừa giỏi chuyên môn, vừa có uy tín, vừa có trách nhiệm, đạt các tiêu chuẩn, yêu cầu ban tổ chức đề ra.

Được biết, từ cuối tháng 7 đến khoảng giữa tháng 9/2019, các Hội đồng thực hiện việc thẩm định SGK để trình Bộ trưởng GD-ĐT xem xét việc phê duyệt, cho phép sử dụng sách. Lộ trình áp dụng chương trình mới sẽ bắt đầu từ lớp 1 (năm học 2020-2021); lớp 2 (năm học 2021-2022); lớp 3, 7, 10 (năm học 2022-2023); lớp 4, 8, 11 (năm học 2023-2024); lớp 5, 9, 12 (năm học 2024-2025).

Có lo ngại?

 Được biết, trước khi có Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ GD-ĐT đã được giao biên soạn bộ SGK phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 từ 5 năm trước. Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông đã được ban hành từ tháng 11/2014.

Việc biên soạn và thẩm định bộ SGK phổ thông mới cũng có nguồn kinh phí khá dồi dào, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ khoảng 16 triệu USD. Điều đáng nói, với thế mạnh của cơ quan quản lý nhà nước cao nhất trong lĩnh vực giáo dục là quy tụ đội ngũ nguồn lực chất lượng cho việc biên soạn bộ SGK mới, có nguồn lực để thu hút những nhân lực chất lượng nhất… 

Nhiều người lo ngại, cho dù có thể thành lập một Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK để thẩm định, đánh giá chất lượng bộ SGK phổ thông mới, thế nhưng chất lượng của chính hội đồng thẩm định có đáng tin cậy? Bởi Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK sẽ quyết định đến việc lựa chọn được những bộ SGK chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó, việc cạnh tranh trong biên soạn bộ SGK phổ thông mới cũng gây lo ngại về sự cạnh tranh không lành mạnh? Việc các nhà xuất bản, đơn vị cạnh tranh nhau thu hút các tác giả viết SGK có dẫn tới sự dàn trải chất lượng hay không? Và điều quan trọng, chúng ta có đủ nguồn nhân lực để biên soạn được bộ SGK có chất lượng tốt nhất hay không?

Trong khi đó, thời gian để phải đưa bộ SGK phổ thông mới vào giảng dạy không còn nhiều. Bởi lẽ với 5 năm, Bộ GD-ĐT có thể huy động được các tác giả viết sách có uy tín để hoàn thành tiến độ và chất lượng, thì với 1 năm có là quá gấp hay không? 

Mỗi thầy cô sẽ có mã số định danh

Lần đầu tiên, một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về đội ngũ giáo viên được xây dựng và đưa vào sử dụng, cung cấp thông tin về đội ngũ đầy đủ, chính xác và kịp thời; làm cơ sở cho cơ quan quản lý ra các quyết định về chính sách hiệu quả, khắc phục tối đa những bất cập hiện nay như thừa thiếu, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, chính sách cho nhà giáo.

Là đơn vị trực tiếp khai thác cơ sở dữ liệu đội ngũ giáo viên, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục cho biết, mặc dù đang trong quá trình tiếp tục hoàn thiện nhưng cơ sở dữ liệu đã phục vụ rất tốt cho một số nhiệm vụ phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với một số bộ, ngành khác trong thời gian qua như thiết kế bảng lương mới cho đội ngũ nhà giáo; thu thập dữ liệu về bình đẳng giới; thống kê số lượng đảng viên trong đội ngũ giáo viên…

Dựa trên cơ sở dữ liệu đội ngũ, hiện nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đang giao Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục xây dựng báo cáo thực trạng giáo viên của từng địa phương để gửi Bộ Nội vụ, các địa phương và báo cáo Chính phủ trước năm học mới. 

Ở góc độ khai thác nguồn dữ liệu, Bộ trưởng cho rằng, cần khai thác có hiệu quả để không chỉ giải quyết bài toán thừa - thiếu giáo viên ở từng địa phương mà còn phục vụ cho công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ, điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm. “Muốn khai thác tốt thì nguồn dữ liệu được kê khai từ cơ sở giáo dục phải chính xác, tránh sai sót trong quá trình nhập liệu. Tiến tới việc chuẩn hóa dữ liệu, nhập liệu, khai báo” - Bộ trưởng nêu rõ.

Cũng theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, việc kê khai theo từng trường như hiện nay mới chỉ là bước một của cơ sở dữ liệu đội ngũ, tới đây, mỗi giáo viên phải có mã số định danh riêng để chính giáo viên sẽ là người kê khai, bổ sung các thông tin cần thiết hay thay đổi thông tin nếu có.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?