TP HCM giảm tỷ lệ học sinh học hai buổi

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Ngày 24/8, UBND TP HCM đã có buổi làm việc với Sở GD&ĐT về tuyển sinh các lớp đầu cấp sau khi có phản ánh hàng ngàn phụ huynh lo lắng khi chuẩn bị vào năm học mới, con vẫn chưa có chỗ học.

TP HCM nhiều năm qua chịu áp lực lớn về gia tăng dân số, trung bình 5 năm thêm một triệu dân, kéo theo số lượng học sinh tăng mạnh qua các năm trong khi điều kiện cơ sở vật chất không theo kịp. Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức lấy ví dụ, ở huyện Bình Chánh có hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, dân số lên đến 250 ngàn người, dù đã xây 7 trường tiểu học nhưng chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu.

Tại cuộc họp, ông Nguyễn Văn Đức, Phó Chủ tịch UBND quận 12 cho biết, bình quân một năm dân số của quận tăng khoảng hơn 20.000 dân, kéo theo số lượng học sinh tăng cao. Vậy nhưng năm nay quận lại không có thêm trường tiểu học nào mới được xây dựng.

Đại diện Phòng Giáo dục quận 12 cho biết, dù đã đẩy sĩ số lên 50 em mỗi lớp nhưng địa phương vẫn còn gần 1.000 trẻ chưa tìm được chỗ học công lập do KT3 chưa đủ một năm. Gia đình các em phần lớn là lao động nghèo, không có điều kiện cho con học trường tư. Để có thể nhận tất cả các em này, quận 12 đề xuất giảm tỷ lệ học sinh học hai buổi để lấy phòng học.

Ông Dương Anh Đức đồng thuận phương án trên, chỉ đạo Sở GD&ĐT hướng dẫn chuyên môn cụ thể cho quận. Việc giảm tỷ lệ học hai buổi, bán trú, tăng sĩ số lớp để nhận học sinh được xem là giải pháp ban đầu để đảm bảo chỗ học cho các em. Về lâu dài, ông Đức giao các sở, ngành có đề án quy hoạch trường học, mức hỗ trợ cho học sinh khó khăn học ở trường tư... để UBND TP trình HĐND TP thông qua.

"Mỗi học sinh phải chịu hy sinh quyền lợi một chút để tất cả các em đều được đến trường. Chúng tôi cũng rất mong nhận được sự chia sẻ của phụ huynh, trong việc lựa chọn chỗ học, chỗ làm việc, tránh đổ dồn về một nơi nào đó sẽ rất khó cho TP", ông Đức nói.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT, năm học 2020-2021 TP có thêm hơn 54.600 học sinh, tăng nhiều nhất ở cấp THCS với 28.000 em. Phần lớn các quận, huyện cơ bản đảm bảo yêu cầu cho việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, học sinh lớp 1 được học hai buổi, trừ 5 quận 12, Gò Vấp, Tân Phú, Thủ Đức, Bình Tân.

Cuối tháng 9, lãnh đạo UBND TP HCM sẽ họp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng các sở, ngành liên quan, bàn phương án chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho năm học 2021-2022 cả về chỗ học và đảm bảo tiêu chuẩn chương trình mới. 

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.