Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới: Người quyết định thành công là giáo viên

Giáo viên là yếu tố quyết định sự thành công của CTGDPT mới. (Ảnh minh họa)
Giáo viên là yếu tố quyết định sự thành công của CTGDPT mới. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Trao đổi với phóng viên, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới (CTGDPT) mới - nhận định, giáo viên là yếu tố quyết định sự thành công của đổi mới giáo dục. 

Không còn “cầm tay chỉ việc”

 Thưa GS, việc xây dựng CTGDPT mới có ý nghĩa như thế nào trong công cuộc đổi mới giáo dục?

- Những người biên soạn chương trình cố gắng hết mức để xây dựng một chương trình vừa kế thừa được nhiều nhất những ưu điểm của các chương trình đã có từ trước tới nay, vừa tiếp thu được nhiều nhất những điểm mới của chương trình các nước tiên tiến, nhưng cũng không quyết định được thành công. Người thật sự quyết định thành công của chương trình là giáo viên. 

Thực tế, chỉ ngay sau một tháng triển khai CTGDPT mới, không ít giáo viên gặp khó khăn vì cho rằng cho rằng chương trình khá nặng. Là Tổng chủ biên chương trình, ông có ý kiến gì về vấn đề này?

- Từ trước đến nay, giáo viên chỉ biết chủ yếu một SGK trong giảng dạy. Với chương trình mới có nhiều bộ SGK, trước mắt, giáo viên chưa quen thì có thể dựa vào SGK. Nhưng dần dần, các thầy cô phải chọn lọc từ những kiến thức khác nhau để tự tạo ra một giáo án phù hợp với từng đối tượng.

Tuy nhiên, giáo viên tiểu học quen với chương trình cũ trong một thời gian khá dài, quen được “cầm tay chỉ việc” nên bây giờ làm chủ động không biết mình làm thế có được không, lại e dè rụt rè, dù về nghiệp vụ hầu hết tốt.

Giờ chương trình mở, yêu cầu giáo viên phải tự chủ động nên ngại, họ cần có thời gian để dần thay đổi. Quan trọng nhất là các cô nắm được mục tiêu chương trình đầu ra là gì, đối với mỗi bài, người ta yêu cầu cái gì? Một bài học âm thì chỉ cần làm hết bài đó nhận được cái âm, cái chữ là đạt. Còn dạy học sinh thế nào để đạt được là do thầy cô. 

Thầy trò vùng sâu, vùng khó khăn... phải chật vật chạy cho kịp chương tình, sách giáo khoa lớp 1. Phải chăng chương trình, SGK chưa tính đến yếu tố vùng miền?

- Giáo viên kêu nặng do chưa quen chương trình, SGK mới, hoặc yêu cầu học sinh cao, chưa quán triệt được dạy học phân hóa. Chương trình “mở”, SKG “mở” để thỏa mãn nhiều đối tượng khác nhau, không như ngày xưa là dạy học đồng loạt, giờ dạy học thích nghi với nhiều vùng miền khác nhau, thích nghi với nhiều đối tượng khác nhau trong một lớp.

Thế nên, những nơi nào học sinh tiếp thu nhanh như ở nội đô Hà Nội, TP. HCM các thầy cô cứ việc dạy theo gợi ý của sách giáo viên là 2 tiết, còn nơi nào mà học sinh chậm hơn, hoặc học sinh đông thì kéo dài thêm 1 tiết hay nửa tiết miễn là dạy xong…

GV phải dạy tùy theo đối tượng, tùy khả năng từng em chứ không gây áp lực cho phụ huynh khi bản thân các cô chưa nắm chắc vấn đề đó nên cảm thấy khó. Giáo viên hiểu được như thế để đỡ gây áp lực cho phụ huynh và học sinh. Các cô không nên đưa ra những yêu cầu cao mà chỉ cần đúng chuẩn.

Không gây áp lực cho giáo viên

Thưa GS, việc giáo viên kêu khó, liệu có phải do có một bộ phận không có động lực để đổi mới? Làm thế nào để có thể tạo động lực cho giáo viên tốt hơn?

- Chương trình mới yêu cầu giáo viên đổi mới, dạy học sinh theo hướng phát triển năng lực. Chương trình mới đòi hỏi học sinh phải hoạt động tích cực thì sĩ số lớp phải ít. Khi đó, giáo viên mới đủ điều kiện để quan tâm hướng dẫn học sinh hoạt động. Trước hết, để tạo điều kiện cho giáo viên thì đừng để lớp đông quá quy định tối đa là 35 học sinh.

Một lớp có tới 60 học sinh thì giáo viên “sống” sao nổi, cũng không có thêm một đồng thù lao nào vì dạy vượt số lượng học sinh quy định, điều đó là không đúng. Nếu là Bộ Nội vụ, đầu tiên tôi sẽ có chế độ chính sách tốt cho giáo viên, tăng lương cho giáo viên, bởi chế độ tiền lương cho giáo viên tiểu học, nhất là giáo viên vùng vùng cao hiện còn nhiều bất cập. 

Để khắc phục tình trạng học sinh quá đông trong một lớp, chúng ta phải trông chờ vào sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương. Tuy nhiên, ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, số người nhập cư đông. Đó là khó khăn của chính quyền thành phố. Chúng tôi cũng mong Chính phủ có giải pháp hỗ trợ.

Thứ hai là, không gây áp lực cho giáo viên từ cấp quản lý, cho đến phụ huynh học sinh và xã hội, đừng gây áp lực cho việc giáo viên. Tôi nghĩ giáo viên họ bị áp lực, căng thẳng lắm, nên mình cần động viên các thầy cô, không nên vội phán xét. Đặc biệt, từ cấp quản lý đừng có gây áp lực về thi đua, thành tích, ví dụ như lấy vở sạch chữ đẹp làm tiêu chuẩn thi đua…

Bên cạnh đó muốn thành công mình phải có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền tạo điều kiện cho giáo viên làm việc chứ không quan tâm cũng khó vì lớp đông quá, trường có điều kiện kém quá thì đó là vấn đề. 

Tôi rất mong là xã hội ủng hộ, bởi đổi mới vì chính quyền lợi của con em mình. Cần phải có cơ chế chính sách cho các thầy các cô, khi người ta vẫn phải lo cơm áo thì làm sao có thời gian đầu tư cho việc dạy học. Các thầy cô ngày xưa đồng lương cũng tạm đủ sống và thời bao cấp người ta cũng bằng lòng với cái nghèo, còn giờ kinh tế thị trường, họ không thể bằng lòng với cái nghèo. Nếu tiền lương không đủ sống, họ phải tìm cách xoay sở…

Vậy theo ông, đâu là vấn đề mấu chốt để giáo viên có động lực thực hiện đổi mới CTGDPT mới?

- Theo tôi, trước hết, phải xây dựng được chương trình giáo dục thật sự mới mẻ, biên soạn được những bộ sách giáo khoa mới thật sự có chất lượng. Đó là yếu tố đầu tiên tạo hứng khởi cho giáo viên. 

Thứ hai, phải tập huấn giáo viên thật chu đáo, tập huấn không chỉ để bồi dưỡng chuyên môn mà còn để truyền được cảm hứng thật sự cho giáo viên về đổi mới giáo dục. 

Thứ ba, nếu chưa thể có chính sách, chế độ gì đột phá để động viên giáo viên thì Nhà nước cũng cần cải thiện điều kiện dạy và học, để anh chị em làm việc có hiệu quả hơn. Chỉ cần thấy đổi mới có hiệu quả, giáo viên sẽ có cảm hứng, sáng tạo và quyết tâm đưa đổi mới đến thành công. 

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.

Nữ sinh khiếm thị và hành trình thắp sáng ước mơ trở thành nhà báo

Cô gái khiếm thị Phương Anh và niềm đam mê học tập. (Ảnh: Yến Nhi)
(PLVN) - Không may mắn như bạn bè đồng trang lứa, đôi mắt của Tiêu Phương Anh từ nhỏ đã không được tốt, nhìn mọi vật xung quanh và đi lại đều rất khó khăn. Tuy nhiên, vượt qua những rào cản ấy, cô gái này luôn thắp sáng trong mình ngọn lửa đam mê, quyết tâm trở thành một nhà báo trong tương lai.