Tiếp thị trường học và mối lo lộ thông tin cá nhân

Học sinh, phụ huynh nhận tờ rơi tuyển sinh trước cổng một trường học trên địa bàn quận 6.
Học sinh, phụ huynh nhận tờ rơi tuyển sinh trước cổng một trường học trên địa bàn quận 6.
(PLVN) - Thời điểm này là mùa tuyển sinh của các trường trung học, cũng là thời điểm “bùng nổ” các thể loại tiếp thị dịch vụ giáo dục, gây phiền hà, lo lắng cho phụ huynh học sinh.

Ngán ngẩm cách tiếp thị thiếu văn hóa

Đang chạy xe ngoài đường, chị H.P.T, ngụ tại quận 6, TP HCM nhận được cuộc điện thoại của một người hỏi có phải chị tên là H.P.T, có con trai đang học lớp 9 tại một trường THCS trên địa bàn quận hay không. Chị T. thót tim vì lo lắng có chuyện gì xảy ra cho con mình nên vội hỏi. Ngay sau đó, người kia tự xưng gọi đến từ Trường Bạch Đằng, quận 12, mong được “tư vấn tuyển sinh” vào trường cho con chị. 

Vừa hoảng hốt, vừa bực mình, chị T. truy hỏi tại sao trường này lại biết thông tin chi tiết về con chị, từ tên tuổi, lớp học cho đến tên phụ huynh thì người xưng là đại diện trường cho biết có thông tin là do từng tổ chức tuyển sinh tại trường con chị đang học.

Tuy nhiên, khi chị T. gọi điện cho hiệu trưởng nhà trường nơi con chị đang học thì hiệu trưởng lại khẳng định “chưa từng phối hợp tuyển sinh với Trường Bạch Đằng nói trên” và phỏng đoán có lẽ trường này lấy thông tin trên mạng (!). Đến nay, chị T. vẫn không rõ nguyên nhân lộ thông tin của con mình là từ đâu.

Tương tự, nhiều phụ huynh nhận phải các cuộc điện thoại làm phiền từ đủ các trường lẫn dịch vụ giáo dục: Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm gia sư, huấn luyện kĩ năng, trại hè… Chị Nguyễn Thị B. M., có con đang học tại một trường cấp 3 trên địa bàn quận Thủ Đức cho biết: “Thời điểm này bỗng dưng tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại từ các trung tâm gọi cho mình như SAE, Tome, Úc Châu.

Hôm qua, tôi còn nhận một số điện thoại từ trung tâm gia sư ở quận 9, hỏi có phải con tôi học yếu môn Toán không và giới thiệu tại trung tâm có giáo viên Toán từ Đại học Sư phạm TP, cam kết con tôi sau kì nghỉ hè sẽ “lột xác” môn Toán. Tôi hoang mang không hiểu những thông tin cụ thể, chi tiết như thế này các trung tâm lấy từ đâu ra. Liên hệ nhà trường thì nhà trường phủ nhận không đem thông tin học sinh đưa ra ngoài!”.

Không chỉ tiếp thị qua điện thoại, tại nhiều cổng trường còn có những “lực lượng” phát tờ rơi, tiếp thị tại chỗ cho phụ huynh và học sinh. Anh Lê M. V., có con đang học tại trường cấp 3 trên địa bàn quận 6 cho biết, anh đến đón con đi học về, đứng chờ con chỉ có 15 phút mà nhận được rất nhiều tờ rơi của các trung tâm ngoại ngữ, dạy năng khiếu, dạy kèm… dúi vào tay.

Anh V. cảm thấy khá phiền phức, tuy nhiên, khi về nhà, nghe con trai kể lại thì anh thực sự nổi giận. Cậu bé kể, những người tuyển sinh đã có mặt những ngày trước đó để giới thiệu về một trường học ít tên tuổi ở khu vực ngoại ô thành phố kèm theo lời “nhắn nhủ”: “Cố gắng thi rớt để vào trường anh học nha!”. Theo anh V., những câu đùa tuyển sinh kiểu vô duyên ấy sẽ có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý học sinh ngay trước thềm cuộc thi chuyển cấp sắp đến.  

Phụ huynh lo ngại lộ thông tin

Trước đó, tại nhiều địa phương trên cả nước như Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đà Nẵng..., phụ huynh học sinh cũng đã phản ánh tình trạng bị tiếp thị như trên, mà phía tiếp thị nắm rõ thông tin của gia đình học sinh.

Trước sự bức xúc của phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã có cuộc họp giáo vụ, đồng thời, bà Lê Thị Bích Thuận - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng cũng đã đưa ra cảnh báo: “Các nhà trường không được tự tiện chia sẻ thông tin cá nhân của phụ huynh, học sinh ra bên ngoài nếu không được phụ huynh cho phép!”.

Hầu hết phụ huynh khi nhận được các cuộc gọi tiếp thị nói trên đều tỏ ra không hài lòng, thậm chí bực dọc. Họ cho rằng, việc nhận các cuộc gọi làm phiền từ các ngân hàng, dịch vụ cho vay, bảo hiểm, bất động sản… đã là quá phiền phúc.

Nay còn có sự làm phiền từ cả trường học và dịch vụ giáo dục. Nhiều phụ huynh lo lắng việc thông tin cá nhân của cả học sinh lẫn cha mẹ học sinh bị lộ như thế thì học sinh và gia đình ngoài chuyện bị làm phiền còn có thể trở thành “miếng mồi ngon” của những kẻ lừa đảo hay tội phạm trong nhiều lĩnh vực khác. 

“Nếu đi học mà thông tin về con lại bị lộ khắp nơi, người ta biết con tôi học trường gì, lớp mấy, nhà ở đâu… thì làm sao tôi có thể yên tâm là con mình không bị rình rập, hoặc có kẻ lợi dụng những thông tin này để làm chuyện xấu với con tôi?” - anh Nguyễn Thanh D. - một giám đốc công ty điện tử tại Thủ Đức đặt vấn đề.

Tại sao học sinh đi học tại trường mà lại bị lộ thông tin cho các dịch vụ khai thác và lộ như thế nào, từ đâu, đó là câu hỏi của phụ huynh đặt ra. Câu hỏi này cần có câu trả lời thỏa đáng từ phía các trường học cũng như các cơ quan chức năng có liên quan. Đừng để có những sự cố không hay, đau lòng xảy đến rồi mới cuống quýt chạy theo xử lý sai phạm. 

Luật sư Nguyễn Thanh Tùng, đoàn Luật sư TP HCM: Cần xác định nguồn phát tán thông tin khách hàng

Thời gian qua, các dịch vụ tiếp thị qua điện thoại nở rộ, chuyện người dùng bị làm phiền liên tục bởi các dịch vụ này đã trở nên quen thuộc. Nay lại nở rộ thêm dịch vụ “tiếp thị trường học” nữa thì đó không chỉ là một mối phiền toái cho người dân, mà còn cần đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến quyền riêng tư, đến độ an toàn của học sinh và gia đình họ. 

Hiến pháp Việt Nam có quy định quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là quyền nhân thân bất khả xâm phạm của mỗi cá nhân, không ai được xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý và cho phép.

Đồng thời, pháp luật đã quy định, doanh nghiệp, tổ chức có hành vi mua bán, làm lộ (rò rỉ) thông tin khách hàng hoàn toàn có thể bị xử lý kỷ luật, phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người vi phạm phát tán trái phép thông tin cá nhân, tổ chức mà chưa được cho phép xử lý tùy theo mức độ nghiêm trọng, từ xử phạt hành chính đến có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đầu tiên, cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng để xác định ai, đơn vị nào đã phát tán thông tin khách hàng, phụ huynh và học sinh, sau đó tùy mức độ mà xử lý thích đáng. Tuy nhiên, thời gian qua, các cơ quan chức năng dường như vẫn chưa mạnh tay với các loại vi phạm này. 

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?