Thi THPT Quốc gia 2018: 'Lò luyện' thi có… hồi sinh?

80% học sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lo lắng lượng kiến thức quá nhiều
80% học sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm lo lắng lượng kiến thức quá nhiều
(PLO) - Kết quả khảo sát qua 200 học sinh (HS) khối lớp 12 của trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho thấy có tới 71,9% HS lo lắng về đề thi năm nay, trong đó hơn 80% lo lắng về lượng kiến thức cần ôn tập quá nhiều, phần lớn HS cho rằng chưa có thời gian ôn lại chương trình lớp 11 vì còn phải học chương trình lớp 12...

Nếu như kì thi năm ngoái, những “cơn mưa” điểm 10 bởi đề thi tương đối dễ thở, thì năm nay, qua đề thi minh họa, thầy trò lớp 12 đều cho rằng, phần nâng cao có phần khó và đánh đố. Dù chỉ có 20-30% là kiến thức lớp 11 được bổ sung trong kì thi này, nhưng với biên độ quá rộng bởi đề thi trắc nghiệm, kiến thức nào cũng có thể chạm đến, nên lo lắng và hoang mang là tâm trạng chung của phần đa học sinh lớp 12… 

“Em đi luyện thi… kín tuần”

Kết quả khảo sát qua 200 học sinh (HS) khối lớp 12 của trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) cho thấy có tới 71,9% HS lo lắng về đề thi năm nay, trong đó hơn 80% lo lắng về lượng kiến thức cần ôn tập quá nhiều, phần lớn HS cho rằng chưa có thời gian ôn lại chương trình lớp 11 vì còn phải học chương trình lớp 12.

Đỗ Nhật Duy, HS lớp 12D5 Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng bày tỏ: “Điều em lo nhất là làm sao học song song được cả hai chương trình lớp 11 và lớp 12 trong khi chỉ học chương trình lớp 12 đến hết năm học đã rất vất vả. Hiện tại em phải đi luyện thi thêm ở ngoài nhà trường gần như kín tuần…”

Từ góc độ thầy cô, “người trong cuộc”, Ban Giám hiệu trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có văn bản tổng hợp ý kiến của các giáo viên (GV) đang dạy chương trình lớp 12 của trường, theo đó thách thức chủ yếu nằm ở phần nội dung kiến thức lớp 11 được đưa vào đề thi, với phương thức thi trắc nghiệm, bất cứ chi tiết nhỏ nào cũng có thể vào đề nên để có thể học và nắm vững kiến thức lớp 12 đã là một thách thức, nay thêm kiến thức lớp 11 khiến lượng kiến thức HS phải học là quá lớn. Trong khi đó, sau khi học xong chương trình chỉ còn 4 tuần để ôn tập toàn bộ chương trình lớp 11 và 12. Làm sao HS có thể ôn tập tốt 6 môn thi và gấp đôi lên thành 12 môn (do cả lớp 11 nữa) trong thời gian chưa đầy 4 tuần…

Cô Nguyễn Thị Chuật, Tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, phân tích trong đề khảo sát của Sở GD-ĐT (dựa trên đề minh họa của Bộ), riêng bài văn 5 điểm, gồm kiến thức lớp 11 là 50% và lớp 12 là 50%, không có phần liên hệ mở rộng, sáng tạo cho HS viết. Hơn nữa, thời gian chỉ có 120 phút với một lượng kiến thức khá rộng như thế, cô e ngại học sinh không đủ thời gian làm bài, trong khi đề thi rộng và dài. Và nếu thực sự tới đây, đề thi chính thức như đề minh họa thì không thể tránh khỏi việc HS phải luyện thi rất vất vả như trước kia. Do đó, cô Chuật đề nghị Bộ GD-ĐT cần cân nhắc khi ra đề chính thức, tránh tham kiến thức, đưa chương trình lớp 11 quá khó và dài vào đề thi.

Gây hoang mang không cần thiết

Thầy Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng: Hầu như đề thi của các môn thi theo đề minh họa đều tăng độ khó lên rất nhiều, như là để thi tuyển sinh ĐH chứ không phải kì thi THPT QG đến 8 câu rất khó, ngoài ra còn đưa thêm cả những câu hỏi thuộc chương trình nâng cao, là chương trình mà tuyệt đại đa số các trường trên toàn quốc không học và cũng không bắt buộc phải học, nhiều câu hỏi mang tính chất đánh đố.

Do đó, theo thầy Hòa, Bộ GD-ĐT cần xác định rõ nhiệm vụ chính của kỳ thi THPT quốc gia là để xét tốt nghiệp chứ không phải để tuyển sinh ĐH. Nếu với cách ra đề quá khó mang tính đánh đố HS thì kỳ thi này sẽ nghiêng về việc phục vụ cho tuyển sinh đầu vào của các trường ĐH và không đánh giá được bình diện chung, đặc biệt là với rất nhiều trường HS có chất lượng đầu vào ở mức trung bình. Không thể vì mục tiêu tuyển sinh của một số trường ĐH tốp đầu mà bắt HS cả nước phải làm đề thi quá khó, gây lo lắng, hoang mang không cần thiết.

Thêm nữa, theo phản ánh của các thầy cô, trong khi cả xã hội đang mừng vui và hy vọng khi theo mục tiêu đổi mới dạy họ: HS không phải chịu áp lực lớn về học tập và thi cử đội ngũ giáo viên được “cởi trói” để nâng mình từ người “thợ dạy” sang “người thầy”, nhà giáo dục. Tuy nhiên, với lối ra đề như vậy, nếu người thầy giảm tải và sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực người học thì sẽ thất bại vì  theo cách này học sinh không thể làm được bài thi THPT QG.

Còn muốn đạt kết quả tốt, giáo viên chỉ còn cách là dạy “nhồi nhét” yêu cầu học sinh ghi nhớ kiến thức trong SGK, sau đó kiểm tra, luyện tập thật nhiều, dạy thêm thật nhiều và không cần phải đổi mới phương pháp gì cho lắm, cũng chẳng cần đến các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực người học nữa vì nó không hiệu quả.

Tương tự như vậy, học sinh muốn làm bài tốt thì cũng phải ghi nhớ hết 2 cuốn SGK 11 và 12. Điều này là không thể! Trên thực tế, hiện nay ở các trường THPT, đội ngũ giáo viên không còn cách nào khác là quay lại với lối dạy truyền thống, truyền thụ 1 chiều, chỉ dạy kiến thức mà không cần quan tâm đến năng lực và phẩm chất người học nữa.    

Đồng thời các thầy cô cũng đặt câu hỏi: Đâu có phải cứ ra đề thi khó là phân hóa được học sinh. Ta còn có nhiều cách phân hóa tốt hơn mà không gây áp lực lớn cho học sinh và xã hội. Tại sao chúng ta không thể tiếp tục đổi mới giáo dục và thi cử ngay từ hôm nay mà lại phải đợi đến năm 2022. Ta sẽ phải chậm đi bao lâu nữa?

Đọc thêm

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?