Rét đậm, 132 trường ở Lai Châu cho học sinh nghỉ học ngày 1/11

Băng tuyết bao phủ trên các cành cây. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
Băng tuyết bao phủ trên các cành cây. (Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN)
(PLVN) - Lai Châu có 132 trường học trên địa bàn tại 7 huyện, thành phố gồm huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên và thành phố Lai Châu bố trí cho học sinh nghỉ học do rét đậm.

Chiều 10/1, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết do nền nhiệt độ của tỉnh Lai Châu xuống thấp, xuất hiện rét đậm, rét hại, đến nay, trên toàn tỉnh đã có 132 trường học được bố trí lịch nghỉ học ngày 11/1.

Theo đó, tính đến 16h30 phút ngày 10/1, Lai Châu có 132 trường học trên địa bàn tại 7 huyện, thành phố gồm huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên và thành phố Lai Châu bố trí cho học sinh nghỉ học do rét đậm, rét hại; trong đó có 59 trường mầm non, 40 trường tiểu học, 32 trường trung học cơ sở và 1 trường tung học phổ thông.

Ông Đinh Trung Tuấn, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu cho biết trước tình hình rét đậm rét hại, sở đã yêu cầu các đơn vị quản lý giáo dục và các trường học chủ động kiểm tra, sửa chữa cơ sở vật chất trường, lớp, đảm bảo cho việc dạy và học.

Cùng đó, cán bộ y tế các nhà trường tăng cường tích trữ thuốc men, thường xuyên kiểm tra sức khỏe học sinh; nếu tổ chức lịch học phải hạn chế hoạt động ngoài trời, đảm bảo sức khỏe cho học sinh trong những ngày rét đậm, rét hại.

Trước đó, ngày 9/1, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu đã có công văn chỉ đạo các Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường các biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại; đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Công văn yêu cầu, các đơn vị căn cứ vào tình hình thời tiết tại địa phương và chất lượng trường, lớp học chủ động, linh hoạt, bố trí lịch học phù hợp, cũng như quyết định cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt.

“Sau rét đậm, rét hại, căn cứ vào điều kiện cụ thể, các đơn vị, trường học bố trí việc dạy và học bù phù hợp, đảm bảo kế hoạch thời gian năm học và không dạy dồn tiết, cắt xén chương trình. Đối với các nhà trường có học sinh bán trú, thầy cô giáo có nhiệm vụ kiểm tra, rà soát, bổ sung chăn, áo ấm cho học sinh; chỗ ngủ đảm bảo kín và ấm áp. Các trường mầm non, tiểu học phải có nước ấm để phục vụ, chăm sóc các cháu; đồng thời đảm bảo chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn hợp lý trong những ngày rét đậm, rét hại,” ông Tuấn cho biết thêm.

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lai Châu, khoảng 9 giờ sáng ngày 10/1, nền nhiệt trên địa bàn tỉnh tiếp tục giảm sâu, nhiệt độ trung bình dao động từ 5-7 độ C. Một số nơi vùng núi có độ cao trên 1.500m nhiệt độ đã giảm xuống còn 1 độ C.

Trước tình hình rét đậm, rét hại tiếp tục kéo dài, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lai Châu yêu cầu các trường học trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng chống rét, đảm bảo giữ ấm cho học sinh khi nhiệt độ giảm sâu. 

Đặc biệt, các trường phải thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở phụ huynh, học sinh mặc đủ ấm, giữ gìn sức khỏe trong mùa đông lạnh giá.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.