Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý về đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lưu ý về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
Theo Phó Thủ tướng, trong quá trình dự thảo và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, có những quan điểm khác nhau, trái chiều thì phải lắng nghe, chắt lọc để tiếp thu, đồng thời giải thích, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội. 

Làm việc với Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), ngày 30/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao sự chủ động, tích cực của Bộ GDĐT trong triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) thời gian qua, lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, giáo viên và các tầng lớp nhân dân trên tinh thần cầu thị, khoa học.

Tuy nhiên, theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề lớn, phức tạp với khối lượng công việc nhiều và liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân. Trong quá trình dự thảo và lấy ý kiến góp ý rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, có những quan điểm khác nhau, trái chiều thì phải lắng nghe, chắt lọc để tiếp thu, đồng thời giải thích, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của xã hội. 

"Tinh thần là phải bảo đảm chất lượng là trên hết. Chúng ta làm khẩn trương nhưng phải chắc chắn", Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý.

Đối với những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tổ chức các chuyên đề, hội thảo chuyên sâu với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học như phương án phân luồng; số môn học tự chọn, bắt buộc; dạy học ngoại ngữ, tin học; phương pháp giáo dục STEM về những kiến thức khoa học công nghệ có ứng dụng phổ biến trong thực tiễn nhằm hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh; mức độ tự chủ của các trường, địa phương; quan điểm đa dạng, cởi mở trong biên soạn SGK...

Khẳng định ngành giáo dục đang hết sức tích cực, nỗ lực cao nhất để có thể triển khai chương trình, SGK mới vào năm học 2018-2019 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ, Trưởng Ban Chỉ đạo cho biết trong trường hợp chưa thực sự yên tâm về chất lượng và điều kiện thực hiện, Bộ GDĐT sẽ báo cáo Chính phủ để Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội đề nghị điều chỉnh thời điểm bắt đầu áp dụng chương trình, SGK mới từ năm học 2019 - 2020 để có thêm thời gian chuẩn bị

“Chương trình, SGK mới phải bảo đảm tính khả thi, có thể thực hiện ngay trong điều kiện giáo viên, cơ sở vật chất hiện có và khả năng vận dụng linh hoạt của các cơ sở giáo dục phổ thông trên phạm vi toàn quốc", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn SGK theo chương trình mới, đồng thời tiến hành rà soát đội ngũ giáo viên và bắt tay ngay vào việc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên và điều chỉnh phương pháp dạy học chương trình hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực để giáo viên làm quen dần với những điểm mới chứ không chờ đến khi có chương trình mới, SGK mới.

GS. Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới khẳng định: Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được xây dựng theo hướng mở, bảo đảm thống nhất những nội dung cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương, nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế.

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?