'Nước rút' vào kì thi lớp 10 ở Hà Nội

Ngày 7/6, học sinh Hà Nội bước vào kì thi lớp 10 (Hình minh họa)
Ngày 7/6, học sinh Hà Nội bước vào kì thi lớp 10 (Hình minh họa)
(PLO) - Những ngày này các tỉnh thành đang bước vào kì thi lớp 10 cam go và khốc liệt bởi thí sinh rơi vào năm Dê vàng (2003). Tại Hà Nội, kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2018 -2019 sẽ diễn ra vào ngày 7/6. Buổi sáng, học sinh thi Ngữ văn, buổi chiều thi Toán bằng hình thức tự luận.

Bỏ giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10

Năm nay, chỉ khoảng 62% thí sinh trên tổng số gần 95.000 thí sinh tham dự được học trường công lập. Kỳ thi vào 10 THPT năm nay tại Hà Nội được dự báo là khá căng thẳng, theo Sở GD-ĐT Hà Nội, số lượng học sinh vào lớp 10 năm nay tăng đột biến. Cụ thể, số học sinh vào lớp 10 năm học này dự kiến tăng khoảng 22.000 em so với năm trước.

Vì thế năm nay Hà Nội đã tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập lên 19.500 em so với năm 2017. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường THPT là 85.800 em. Trong khi đó, có 94.964 lượt học sinh đăng kí nguyện vọng 1 và 89.602 lượt học sinh đăng kí nguyện vọng 2. Theo số liệu thông báo ở đợt 1 (thí sinh được phép thay đổi nguyện vọng sau đó), nhiều trường THPT công lập tại Hà Nội, nhất là các trường “điểm” tiếp tục được dự báo là căng thẳng bởi có “tỷ lệ chọi” khá cao. 

Về phương thức tuyển sinh vẫn được duy trì như năm học trước kết hợp xét tuyển để tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Điểm xét tuyển được tính bằng: điểm THCS (kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS) + điểm thi hai môn Ngữ văn, Toán (hệ số 2) + điểm cộng thêm. 

Mỗi thí sinh sẽ được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào hai trường THPT công lập trong cùng khu vực tuyển sinh. Ngoài ra, thí sinh có thể nguyện vọng vào các trường chuyên trên địa bàn và các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Điểm đáng lưu ý, theo quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm nay sẽ chỉ cộng điểm khuyến khích đối với học sinh có chứng chỉ nghề phổ thông. Mức điểm ưu tiên chênh lệch giữa hai đối tượng liên tiếp nhau là 0,5 điểm.

Nếu học sinh không dự thi ngày 7/6 được dự tuyển vào các cơ sở giáo dục có dùng phương thức xét tuyển từ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở cấp THCS, đó là các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX), một số trường THPT công lập tự chủ tài chính (TCTC), trường THPT ngoài công lập. 

Theo ông Phạm Văn Đại, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thì điểm mới năm nay là Sở sẽ bỏ Giấy chứng nhận trúng tuyển vào lớp 10, nên các học sinh có thể không dự thi tuyển sinh vào THPT vẫn có thể học ở các trường ngoài công lập mà chỉ cần đã tốt nghiệp THCS. “Điều này nhằm tạo điều kiện cho các trường ngoài công lập, khi từng đề xuất nhiều năm. Song chúng tôi sẽ quản lý theo phần mềm ngay từ đầu năm, không để hiện tượng giữa năm các trường tự ý đưa học sinh vào. Tạo điều kiện “lỏng” về mặt cơ chế nhưng sẽ làm chặt ở mặt quản lý”, ông Đại nhấn mạnh.

Thêm nữa, một trong những điểm mới năm nay là ngoài Trường THPT Chu Văn An, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển sinh hai lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh Quốc (Chứng chỉ A-level). Như vậy, theo kế hoạch năm học 2018 - 2019, thành phố sẽ có hai trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài. Để có thể trúng tuyển, học sinh phải dự tuyển ba vòng:

Vòng 1 - Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài THPT quốc gia Việt Nam vào ngày 7/6 (buổi sáng thi môn Ngữ văn, buổi chiều thi môn Toán, cùng với kỳ thi vào lớp 10 THPT không chuyên); Vòng 2 -Thi tuyển theo chương trình đào tạo tú tài Anh quốc vào ngày 10/6 (buổi sáng thi môn Toán bằng tiếng Anh và môn Vật lý bằng tiếng Anh; buổi chiều thi môn tiếng Anh và môn Hóa học bằng tiếng Anh); Vòng 3 - Phỏng vấn vào ngày 18/6.

Sau khi kết thúc chương trình học, thí sinh sẽ thi THPT quốc gia để được xét công nhận tốt nghiệp THPT quốc gia Việt Nam và phải thi theo chuẩn của Cambridge để nhận chứng chỉ A-level (nếu đạt). A-level được công nhận bởi tất cả các trường đại học tại Anh cũng như các trường và tổ chức quốc tế tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Có chứng chỉ A-level trong tay cũng như là có “tấm hộ chiếu” vào học tại các trường đại học danh tiếng ở Anh và trên thế giới.

Học sinh cần nắm chắc kiến thức cơ bản

Theo các thầy cô, đề thi vào lớp 10 từ năm 2012 lại đây luôn có những câu hỏi khó hơn trước. Tuy nhiên, thí sinh cần lưu ý nắm chắc kiến thức cơ bản. Khi đọc đề thi, thí sinh cần đọc kĩ đề, câu dễ làm trước. Bởi khá nhiều thí sinh trong quá trình làm bài thi lớp 10 môn toán đã gặp những sai sót cơ bản ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả của bài thi. Vì thế, kinh nghiệm làm bài thi lớp 10 môn toán là thí sinh phải đọc kỹ đề và tiến hành phân tích cũng như suy luận chính xác.

Với môn Toán, trong quá trình làm bài, thí sinh đặc biệt lưu ý một số điểm mẫu chốt như: Không sai dấu và đọc kỹ các dữ liệu được cho khi giải phương trình. Với các bài liên quan đến hình học cần suy nghĩ và vẽ thật chính xác. Câu chữ, kí hiệu cần rõ ràng tránh làm nhanh, làm ẩu mà gây nhầm lẫn. Ngoài ra, thí sinh cũng cần nắm vững các kiến thức liên quan như: Tam giác đồng dạng, tỷ số lượng giác, lãi suất phần trăm, tính diện tích, thể tích, định lý Pitago, Talet...

Và để đạt điểm cao trong bài thi lớp 10 môn văn, học sinh cần vận dụng các kỹ năng linh hoạt, bởi rất nhiều thí sinh mặc dù đã nắm chắc kiến thức nhưng khi vào làm vẫn sai đề, lạc đề, nguyên nhân chính là do học quá máy móc hoặc không hiểu rõ yêu cầu. Vì vậy, kinh nghiệm làm bài thi lớp 10 môn văn là không nên phân tích quá rạch ròi giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Ngoài ra, khi làm bài thi, các thí sinh nên lưu ý chia tác phẩm và có cách chọn dẫn chứng bám sát với chủ đề. Để dễ đạt điểm cao, dùng các dẫn chứng thực tế gần nhất mang hơi thở cuộc sống.

Để kết quả bài thi vào lớp 10, trước ngày thi, thí sinh nên nghỉ ngơi, thư giãn, không nên quá lo lắng, giữ vững tinh thần, ổn định tâm lý là hết sức cần thiết, có chế độ ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, tránh thức khuya, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng bài làm.Theo các chuyên gia tuyển sinh, phụ huynh không nên quá lo lắng, thúc ép các con học thêm nhiều quá sức, không còn thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào phòng thi. 

Đồng thời, theo Sở GD-ĐT Hà Nội, trước khi bước vào kỳ thi, thí sinh cần nắm kỹ lịch thi, giờ thi. Đặc biệt là một số quy chế sau để tránh mắc sai lầm, làm ảnh hưởng đến kết quả của kỳ thi. Cụ thể, thí sinh đi trễ quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi, dù bất cứ lý do gì. Thí sinh nào đi muộn, nếu chưa đến giờ làm bài sẽ bị lập biên bản rồi vào thi bình thường. Trường hợp thí sinh đi muộn nhưng chưa quá 15 phút tính từ thời gian bắt đầu làm bài thì sẽ làm bài ở phòng thi dự phòng.

Thí sinh cũng lưu ý chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ, đặc biệt, không được mang điện thoại vào phòng thi. Đây là điều rất quan trọng, phụ huynh, cán bộ coi thi cần nhắc thí sinh thật kỹ trước khi các em vào phòng thi.

Đề thi, giấy thi, giấy nháp của thí sinh được bảo quản và nộp cho trưởng điểm sau buổi thi. Nếu trong suốt buổi thi, thí sinh bị ốm không thể làm bài và tự nguyện không nộp bài sẽ được coi là vắng thi.

Những thí sinh phạm lỗi một lần, nhìn bài hoặc trao đổi bài với thí sinh khác sẽ bị khiển trách. Hình thức cảnh cáo được áp dụng với thí sinh tiếp tục vi phạm quy chế sau khi bị khiển trách; trao đổi bài hoặc giấy nháp với thí sinh khác, chép bài của thí sinh khác hoặc để thí sinh khác chép bài của mình.

Thí sinh bị khiển trách trong khi thi môn nào sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó. Thí sinh bị cảnh cáo bị trừ 50% tổng điểm của bài thi vi phạm. Những bài thi có đánh dấu bị phát hiện trong khi chấm sẽ bị trừ 50 điểm toàn bài.

Bài thi sẽ bị chấm điểm 0 nếu được chép từ các tài liệu mang trái phép vào phòng thi; có chữ viết của hai người trở lên, có 2 bài làm trở lên đối với một bài thi. Hủy kết quả bài thi nếu thí sinh vẽ, viết vào tờ giấy thi nội dung không liên quan đến bài thi; để người khác thi thay hoặc làm bài thay cho người khác; sửa chữa bài làm sau khi đã nộp bài hoặc nộp bài của người khác.

Do đó, khi có bất kì sự cố nào bất thường xảy ra, như bài thi bị xâm hại, thí sinh cần báo ngay cho giám thị phòng thi để giải quyết kịp thời. Và đặc biệt lưu ý không mang điện thoại vào phòng thi, dù sử dụng hay chưa sử dụng. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Công an vào cuộc vụ nam thanh niên hành hung, tát liên tiếp nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh được cắt ra từ clip
(PLVN) - Theo thông tin từ phòng GD&ĐT thành phố Hải Dương (Hải Dương) nội dung ban đầu về vụ việc đã được báo chí phản ánh. Hiện tại cơ quan công an đã vào cuộc xác minh, điều tra, để tránh có những thông tin không khớp với kết luận của cơ quan công an, Phòng đợi kết luận của cơ quan công an sẽ cung cấp.

Tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh thông qua phiên tòa giả định

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng chống tác hại ma túy, giúp đoàn viên, học sinh nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật.
(PLVN) -  Nhằm hướng tới kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Việt Nam, ngày 25/3 Chi đoàn VKSND, TAND và Công an của quận Bình Tân, TP HCM phối hợp với Trung tâm GDNN - GDTX quận Bình Tân tổ chức phiên tòa giả định nhằm "tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy" cho đoàn viên, học sinh.

Hai học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Một số hình ảnh cắt là từ clip
(PLVN) - Theo thông tin người dân phản ánh, trưa ngày 23/3, tại khu cánh đồng gần trạm y tế xã An Thượng (TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương), một nữ sinh lớp 7 đã bị một nam thanh niên hành hung, tát nhiều lần vào đầu, mặt cháu bé. Cũng theo phản ánh, thời điểm đó có rất nhiều học sinh và một số người lớn chứng kiến vụ việc.

Sôi động cuộc thi Robocon đem 'Nước ngọt cho Đảo xa'

Robocon vận chuyển các chai nước mô phỏng từ đất liền ra hải đảo.
(PLVN) - Chiều 23/3, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế tổ chức cuộc thi “Robocon HueIC 2024” với chủ đề là “Nước ngọt cho Đảo xa”, mô phỏng lại quá trình mang vật tư, thiết bị từ đất liền để xây dựng cũng như cung cấp nước ngọt cho các hải đảo xa xôi thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.